(VTC New)- Trong đề án đổi mới thi tốt nghiệp THPT, dư luận đặc biệt chú ý đến việc miễn thi tốt nghiệp cho 20% học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt.
Chia sẻ với báo chí, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Bộ GD-ĐT) nhận định: Hình thức thi, cách thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trong những năm qua đã gây áp lực cho học sinh, tốn kém cho xã hội, bức xúc trong dư luận.
Hình thức thi trong năm năm qua chưa thực sự kích thích học sinh phấn đấu học tập, rèn luyện một cách toàn diện.
Bên cạnh việc đưa ra 2 phương án thi tốt nghiệp THPT để dư luận đánh giá và lựa chọn cho kỳ thi năm 2014, Bộ GD-ĐT cũng nêu ra dự kiến các đối tượng được miễn thi tốt nghiệp.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ngoài diện học sinh được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành, Bộ GD-ĐT dự kiến miễn thi tốt nghiệp cho các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt.
Bộ GD- ĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các Sở GD-ĐT).
Năm 2014, tỷ lệ miễn thi chung tối đa là 20%; trong các năm sau, có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ này.
Học sinh được miễn thi vẫn có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp để được công nhận và xếp loại tốt nghiệp cao hơn.
Trong khi làm quy chế thi, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra những tiêu chí cơ bản để xác định học sinh được miễn thi, làm cơ sở cho các Sở GD-ĐT xây dựng tiêu chí miễn thi cho các trường THPT/Trung tâm Giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là các trường THPT) thuộc phạm vi quản lý.
Trả lời câu hỏi về căn cứ để đưa ra con số 20% học sinh sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng theo kinh nghiệm, hàng năm con số học sinh đủ tiêu chuẩn miễn thi tốt nghiệp THPT còn nhiều hơn 20%.
Vì vậy, dự thảo này yêu cầu các trường phải làm chặt chẽ hơn khi rút xuống chỉ còn 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp.
Các đối tượng thuộc diện này cũng đều là những học sinh giỏi, nếu thi cũng đỗ. Vì vậy, việc miễn thi cho các em sẽ giảm nhẹ căng thẳng và khâu tổ chức cũng đỡ tốn kém hơn.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc miễn thi cho 20% thí sinh sẽ nảy sinh ra nhiều tiêu cực. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lại cho rằng quy định 20% thí sinh được xét miễn thi tốt nghiệp sẽ giúp các Sở GD-ĐT các địa phương phải xét đúng, không để xảy ra khiếu kiện.
Khi có khiếu kiện xảy ra về việc xét đối tượng miễn thi tốt nghiệp sai quy định, lãnh đạo Sở GD-ĐT sẽ có trách nhiệm xử lý và chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý.
Bên cạnh đó, việc Bộ GD-ĐT không dùng tiêu chí tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương để đánh giá nên các Sở GD-ĐT các địa phương không phải làm mọi cách để có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao hơn so với thực tế.
Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các Sở GD-ĐT cần tổ chức hội nghị Hiệu trưởng trường THPT để trao đổi, thảo luận, xây dựng phương án miễn thi: thống nhất tiêu chí; xác định tỷ lệ miễn thi cho từng trường theo tiêu chí đã thống nhất, đảm bảo tổng số học sinh được miễn thi của Sở GD-ĐT không vượt quá tỷ lệ miễn thi do Bộ GD-ĐT quy định là 20%.
Bên cạnh đó, các Sở cần công khai phương án trên website của sở, của trường THPT và các phương tiện truyền thông khác để tham khảo ý kiến rộng rãi.
Hoàn thiện phương án miễn thi, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Chủ tịch UBND tỉnh) phê duyệt và báo cáo Bộ GD- ĐT.
Hướng dẫn các trường THPT thực hiện xét chọn học sinh được miễn thi theo tỷ lệ đã được phê duyệt, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, công khai.
Giám đốc Sở GD-ĐT duyệt danh sách học sinh được miễn thi của các trường THPT.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện xét miễn thi của các trường THPT.
Phạm Thịnh
Chia sẻ với báo chí, ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Bộ GD-ĐT) nhận định: Hình thức thi, cách thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trong những năm qua đã gây áp lực cho học sinh, tốn kém cho xã hội, bức xúc trong dư luận.
Hình thức thi trong năm năm qua chưa thực sự kích thích học sinh phấn đấu học tập, rèn luyện một cách toàn diện.
Bên cạnh việc đưa ra 2 phương án thi tốt nghiệp THPT để dư luận đánh giá và lựa chọn cho kỳ thi năm 2014, Bộ GD-ĐT cũng nêu ra dự kiến các đối tượng được miễn thi tốt nghiệp.
![]() |
20% số học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ngoài diện học sinh được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành, Bộ GD-ĐT dự kiến miễn thi tốt nghiệp cho các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt.
Bộ GD- ĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các Sở GD-ĐT).
Năm 2014, tỷ lệ miễn thi chung tối đa là 20%; trong các năm sau, có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ này.
Học sinh được miễn thi vẫn có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp để được công nhận và xếp loại tốt nghiệp cao hơn.
Trong khi làm quy chế thi, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra những tiêu chí cơ bản để xác định học sinh được miễn thi, làm cơ sở cho các Sở GD-ĐT xây dựng tiêu chí miễn thi cho các trường THPT/Trung tâm Giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là các trường THPT) thuộc phạm vi quản lý.
Vì vậy, dự thảo này yêu cầu các trường phải làm chặt chẽ hơn khi rút xuống chỉ còn 20% học sinh được miễn thi tốt nghiệp.
Các đối tượng thuộc diện này cũng đều là những học sinh giỏi, nếu thi cũng đỗ. Vì vậy, việc miễn thi cho các em sẽ giảm nhẹ căng thẳng và khâu tổ chức cũng đỡ tốn kém hơn.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc miễn thi cho 20% thí sinh sẽ nảy sinh ra nhiều tiêu cực. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lại cho rằng quy định 20% thí sinh được xét miễn thi tốt nghiệp sẽ giúp các Sở GD-ĐT các địa phương phải xét đúng, không để xảy ra khiếu kiện.
Khi có khiếu kiện xảy ra về việc xét đối tượng miễn thi tốt nghiệp sai quy định, lãnh đạo Sở GD-ĐT sẽ có trách nhiệm xử lý và chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý.
Bên cạnh đó, việc Bộ GD-ĐT không dùng tiêu chí tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của các địa phương để đánh giá nên các Sở GD-ĐT các địa phương không phải làm mọi cách để có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao hơn so với thực tế.
![]() |
Các Sở GD-ĐT các địa phương sẽ phải có phương án kỹ càng cho các thí sinh được miễn thi tốt nghiệp để tránh khiếu kiện |
Bên cạnh đó, các Sở cần công khai phương án trên website của sở, của trường THPT và các phương tiện truyền thông khác để tham khảo ý kiến rộng rãi.
Hoàn thiện phương án miễn thi, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Chủ tịch UBND tỉnh) phê duyệt và báo cáo Bộ GD- ĐT.
Hướng dẫn các trường THPT thực hiện xét chọn học sinh được miễn thi theo tỷ lệ đã được phê duyệt, đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, công khai.
Giám đốc Sở GD-ĐT duyệt danh sách học sinh được miễn thi của các trường THPT.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện xét miễn thi của các trường THPT.
Phạm Thịnh
Bình luận (4)
Lại áp lực,sao đòi dạy thêm kiếm tiền lại không áp lực...đăy với là áp lực của phụ huynh,hs.
Rất chia sẻ với ý kiến của Bà, tuy nhiên cần có cái nhìn rất tổng thể chung, cần nhận thức nhà trường cũng là bộ phận của xã hội, vậy ai thu BHYT cho học sinh là đúng nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội nhất ??? hay chỉ là ý kiến rồi không chỉ ra được ai thu ??? và không thu được thì học sinh của mình ốm đau bệnh tật thì sao ??? chưa nói mình là viên chức thì tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ các quy định của Đảng, PL Nhà nước, trong tuyên truyền đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. TBT đã nói phải tinh giản, đơn giản, tiết kiệm thời gian chi phí cho xã hội thì mới có kỷ nguyên vươn mình trong thời gian tới được, thêm 1 việc nhỏ thu tiền nộp BHYT của học sinh mà đùn đẩy??? Hiện nay tỷ lệ học sinh tham gia BHYT đã tiệm cận toàn dân rồi nếu không có sự chung tay của nhà trường, giáo viên thì có được kết quả như vậy hay không ??? qua đó để thấy được kết quả trên vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào của mình trong hiện thực chính sách nhân văn cao cả của Đảng Nhà nước là chăm lo sức khỏe cho Nhân dân.
Bạn cứ làm công tác giáo viên chủ nhiểm lớp lúc đó sẽ biết
Đây là một sự thật. Áp lực dây chuyền từ trên xuống: Tỉnh xuống huyện, huyện xuống hiệu trưởng, hiệu trưởng đưa GVCN. GVCN phải thu đủ loại: BHYT, BHTN, học phí, các loại quỹ (nếu có). Nên "cởi trói" việc thu tiền cho GVCN để họ giảm áp lực, có thêm thời gian cho các hoạt động khác.