"Vào khoảng 4h30 sáng, trong khi lực lượng gìn giữ hòa bình đang ở trong nơi trú ẩn, hai xe tăng Merkava của Lực lượng Phòng vệ Israel đã húc sập cổng chính và đột nhập vào khu vực Ramia. Sau 45 phút quân đội Israel mới rời đi", Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNIFIL) thông tin.
Trước đó, NIFIL cũng cáo buộc binh sĩ Israel chặn lực lượng này di chuyển gần khu vực Mais al-Jabal, phía nam Lebanon.

Xe tăng Israel tham chiến tại miền nam Lebanon ngày 10/10. (Ảnh: IDF)
Sau đó, Lực lượng Phòng vệ Israel nói rằng một xe tăng Israel tiến vài mét vào nơi đóng quân của UNIFIL ở phía nam Lebanon trong lúc cố gắng sơ tán binh sĩ bị thương, khẳng định động thái này "không gây nguy hiểm" cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hôm 10/10, đài quan sát của UNIFIL tại Lebanon cũng trúng đạn từ xe tăng Merkava thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel, khiến hai binh sĩ bị thương và phải nằm viện, song không nghiêm trọng.
Trong cuộc tấn công trả đũa vào tối 1/10, Iran bắn hơn 180 tên lửa đạn đạo vào Israel. Nhiều tên lửa bị đánh chặn giữa không trung, nhưng một số khác lại xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Israel.
Sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lên án "xung đột ngày càng lan rộng ở Trung Đông", đồng thời chỉ trích "tình hình leo thang rồi nối tiếp leo thang" trong khu vực.
"Phải chấm dứt những hành động như vậy. Chúng ta chắc chắn cần một lệnh ngừng bắn", Tổng thư ký Liên hợp quốc cho hay.
Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett sau đó chỉ trích phản ứng của Tổng thư ký Guterres và kêu gọi ông từ chức. Israel nhiều lần chỉ trích gay gắt Liên hợp quốc và mối quan hệ giữa hai bên trở nên tồi tệ hơn từ khi xung đột ở Gaza bùng phát.
Đến hôm 2/10, trong tuyên bố chính thức, Ngoại trưởng Israel Israel Katz cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc bị cấm nhập cảnh vào nước này. Lý do được đưa ra là vì ông Guterres không lên án vụ tấn công tên lửa của Iran.
"Bất cứ ai không lên án cuộc tấn công của Iran vào Israel đều không xứng đáng đặt chân lên đất nước chúng tôi", Ngoại trưởng Israel Katz tuyên bố. Ông cũng khẳng định Tel Aviv tiếp tục bảo vệ công dân của mình và giữ gìn tự tôn dân tộc, dù có Tổng thư ký Antonio Guterres hay không.
Bình luận (15)
Theo tôi thì Lỗi ở UC và P.Tây, Nga muốn đàm phán theo ý họ thì nên chấp nhận là có hoà bình, chứ đánh nhau mãi mà không chịu đàm phán theo ý Nga thì cái sai hoàn toàn về UC Nato Mỹ nhé
Tư tưởng mỗi dân tộc khác nhau.
Chiến tranh, xâm lược, xáp nhập, thôn tính, bành trướng..., sẽ chẳng bao giờ thay đổi nếu con người còn thống trị sức mạnh quân sự.
Theo tôi thì Lỗi ở UC và P.Tây, Nga muốn đàm phán theo ý họ thì nên chấp nhận là có hoà bình, chứ đánh nhau mãi mà không chịu đàm phán theo ý Nga thì cái sai hoàn toàn về UC Nato Mỹ nhé
Kiep ko còn gì để mất , kiểu như ''nồi đồng đổi nồi đất '' .
Ai thiệt hơn ai ?
Ucaina được Mỹ và phương tây kích động nên từ chối đàm phán và quyết chiến đến người Ucaina cuối cùng
Uc bài xích người dân gốc Nga ở vùng thuộc Nga trước đây, nên Nga mới phải giải quyết bằng vũ lực. Nga rút về song Uc nó cho Nato đưa quân đến sát biên giới để đánh Nga ấy, ai cũng hiểu điều đó mà một mình không hiểu. Đợi đấy mà mỹ nó tha cho có hòa bình
Theo tôi nga rút quân về là hoà bình ngay, chẳng cần đàm phán
Tôi thấy bất kể cuộc chiến tranh nào đều không có người thắng mà cả hai cùng thua vì mất rất nhiều ng
Khi chiến sự giữa 2 nước nổ ra không đất nước nào là an toàn cả. Chỉ có kẻ đứng sau Mỹ và Nato được hưởng lợi.
Cứ cái đà này 2 nước sẽ hủy diệt nhau không còn gì. Chỉ có Mỹ và PT là " Ngư ông đắc lợi".