Người dân vui mừng khi xây kè
Tháng 10/2020, UBND tỉnh phê duyệt dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba kết hợp phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua thôn Vĩnh Phú với tổng mức đầu tư là 1.271 tỷ đồng, chiều dài khoảng 3.328m. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến năm 2026.

Đơn vị thi công đang triển khai xây dựng công trình.
Hiện nay, công trình đang triển khai các hạng mục đắp đất san lấp mặt bằng, làm đường thi công dọc kè, lán trại, tập kết vật tư, thiết bị máy móc chuẩn bị triển khai thi công đại trà đảm bảo tiến độ thực hiện hoàn thành dự án.
Khi biết dự án đang triển khai, người dân sống hai bên bờ sông bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi bởi, những năm gần đây, dọc theo bờ sông Ba qua huyện Phú Hòa (Phú Yên) có rất nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng. Từ xã Hòa An đến thị trấn Phú Hòa, bờ sông nhiều đoạn gần như bị băm nát, đất vườn của người dân bị ngoạm vào hàng trăm mét, bờ sông có nơi biến thành vực dựng đứng.
Sống ở khu vực dọc bờ sông Ba thuộc khu phố Định Thọ (thị trấn Phú Hòa, Phú Yên) hơn 25 năm, cứ đến mùa mưa lũ, gia đình chị Đào Thị Hòa phải dắt díu mẹ già và con nhỏ đi tá túc nhà người quen bởi nhà của chị có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
“Hồi trước, bờ sông cách nhà tôi khoảng 1 km, thế nhưng giờ đã ăn sâu tới móng nhà. Mỗi khi mùa mưa đến, tôi lại xót xa khi nhìn dòng sông cuồn cuộn chảy, đục ngầu vì đất dọc bờ sông lở từng mảng, hòa tan trong nước. Giờ kè được xây, tôi không cần đưa cả nhà đi ở nhờ nữa rồi, mừng lắm”, chị Hòa cười nói.
Ông Tư (thôn Vĩnh Phú, xã Hòa An) cũng bày tỏ vui mừng vì vườn hoa màu của ông sẽ không còn nỗi lo bị nước lũ cuốn trôi.
Theo ông Tư, gia đình sống ở đây từ xưa, khai hoang được 1.000 m2 đất cạnh mé sông để trồng rau, trồng cỏ. Tuy nhiên, qua nhiều năm, bờ sông Ba sạt lở khiến cho khoảng 750 m2 đất trôi dần theo dòng nước qua các mùa mưa lụt, hiện gia đình chỉ còn sản xuất nông nghiệp được phần diện tích còn lại nhưng cũng có nguy cơ mất đất trong thời gian tới nếu không xây kè.
“Khi biết tin dự án Kè chống sạt lở bờ tả sông Ba đoạn qua thôn Vĩnh Phú được triển khai, người dân chúng tôi rất vui mừng. Nhiều năm nay, cứ đến mùa mưa là lo sợ, hi vọng kè sớm hoàn thành để chúng tôi ổn định cuộc sống” – ông Tư nói.
Cần sớm di dời công trình thu nước Hoà An
Đại diện Ban quản lý đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Yên cho biết, trong khi triển khai dự án, đơn vị có nhận được kiến nghị của công ty Cổ phần Cấp thoát nước Phú Yên về nguy cơ ảnh hưởng đến việc khai thác nước tại Công trình thu nước Hoà An cung cấp nước thô cho Nhà máy nước Tuy Hòa.

Nếu không sớm di dời công trình thu nước Hoà An thì khi thi công công trình kè các mương nước dẫn sẽ bị bít lấp.
Theo Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Phú Yên, việc triển khai xây dựng công trình trên sẽ ảnh hưởng đến các mương dẫn nước vào công trình thu Hoà An sẽ bị bít lấp, dẫn đến không thể đưa nước vào công trình thu. Việc không thu được nước thô vào công trình thu Hoà An, ảnh hưởng rất lớn tới tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch cho cả tỉnh.
Ngoài ra, việc nạo vét lòng sông theo quy mô dự án sẽ phá hỏng đập ngăn mặn hiện tại của Công trình thu Hòa An dẫn tới nguy cơ phải dừng khai thác mỗi khi thủy triều lên. Cùng với đó, việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp các nguồn nước thải và mất an toàn vệ sinh nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt và hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
“Vì vậy, trước khi triển khai thi công Kè chống sạt lở bờ tả Sông Ba kết hợp với phát triển hạ tầng đô thị đoạn qua thôn Vĩnh Phú phải bắt buộc di dời công trình thu nước Hoà An đến vị trí khác có sự đảm bảo nguồn nước mặt khai thác ổn định về trữ lượng, có chất lượng phù hợp Quy chuẩn Quốc gia” – đại diện Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Phú Yên kiến nghị.
Đại diện Ban quản lý đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Yên cho biết, đơn vị đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Phú Hòa tập trung khẩn trương tính toán chi phí, phê duyệt phương án bồi thường các hạng mục công trình thu nước thô Hòa An cung cấp cho Nhà máy nước Tuy Hòa để chi trả tiền bồi thường cho Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Phú Yên nhằm có mặt bằng triển khai thi công xây dựng dự án theo đúng tiến độ đã đề ra.
Ông Nguyễn Bá Khải – Chủ tịch huyện Phú Hòa cho biết, đơn vị đang họp với các bên liên quan để đưa ra phương án đền bù, di dời trong thời gian sớm nhất.
Bình luận (26)
Nếu họ đi du học bằng tiền ngân sách mà không về mới là đáng trách .Nhưng họ đi du học bằng tiền cá nhân hoặc vay mượn thậm chí bán cả nhà để cho con cái đi du học , đấy là họ đầu tư cho tương lai con cái họ thì bạn có quyền gì nói họ ích kỷ .Đầu tư cho con cái đi du học cũng vài tỉ ..Về nước liệu có tìm được việc làm theo đúng chuyên môn , mức lương thế nào . Đóng góp cho đất nước đâu cứ phải trở về ?
Kinh te thi truong mo cua roi, dieu do the hien moi truong cua ta kem canh tranh de ruoc nhan tai ve lam viec o chinh que huong cua ho.
Về nước bị đì cho sướng hả trời!!!
Mỗi người đều có năng lực riêng, thế mạnh riêng. Mỗi môi trường, mỗi đất nước cũng có đặc thù riêng. Có người về nước thì thành công, nhưng rất nhiều người thì không. Những bạn trẻ đi du học tự túc có thể ở nước sở tại họ là nhân tài, khi về nước là kẻ vô dụng tốn cơm nuôi. Đơn giản vì các bạn không ở đúng chỗ của họ. Nếu con chuồn chuồn không ngoi lên khỏi mặt nước, không vỗ đôi cánh bay đi thì nó chỉ sớm kết thúc cuộc đời một cách vô ích mà thôi. Về hay ở nên để tự mỗi người quyết định, chỉ có họ mới biết được ở đâu là phù hợp. Dù họ không gửi một đồng kiều hối về nước, chỉ cần họ thành công đã là sự đóng góp cho đất nước. Không phải báo chí vẫn thường xuyên cập nhật về những người gốc Việt thành công trên thế giới hay sao. Hãy bỏ cách suy nghĩ ích kỷ nông cạn như của tác giả đi. Nên suy nghĩ bản thân mình có thể đóng góp gì cho dân tộc thay vì đòi hỏi người khác phải làm theo suy nghĩ hẹp hòi của mình.
Tại sao chúng ta lại suy nghĩ hạn hẹp, tại sao phải trở về mới là không ích kỷ. Thế giới phẳng rồi, nơi nào các con sống tốt được, phát triển bản thân được nơi đấy là quê hương. Các con đóng góp cho nhân loại nói chung cũng là đóng góp. Tại sao cứ phải chen chúc nhau trong hình chữ S chật hẹp này mới là không ích kỷ. Bố mẹ thì cũng tự lo cho bản thân đi đừng là gánh nặng cho bất kỳ ai cả.
Đây cũng là một điều mà những lãnh đạo đất nước phải suy nghĩ vì tiên trách kỷ hậu trách nhân đó là hệ quả của công tác giáo dục đào tạo ở trong nước còn rất nhiều điều bất câpj chúng ta cũng đừng vội trách lớp trẻ không yêu nước ích kỷ cá nhân.
Du học sinh tự túc so với học lực của thí sinh giải lên đỉnh Olympia thì thua xa nhiều lắm. Ây vậy 99% thí sinh Olympia không về nước thì đất nước ta vẫn phát triển như vũ bão thành con rồng đông nam á đó thôi. Đất nước phát triển không nhờ vào những du học sinh hay thí sinh Olympia này nên họ có về hay không về thì cũng như nhau nên không có gì gọi là ích kỷ cả. Về bản chất họ không khác gì những người đi làm thuộc diện XKLĐ chỉ khác là cái tên gọi nó danh giá và nghe sang hơn thôi. Tổng bí thư Tô Lâm đã nói khi trả lời phỏng vấn ở Mỹ rồi, không cần phải về...ở đâu cũng được, miễn là phát triển cống hiến.
Qua can 10kg thi khong the lap vao cai can 5kg, nguoc lai thi duoc.
Thí sinh Olympia cũng chỉ là máy học ở thời điểm còn ngồi trên lớp, trên giảng đường; kỹ năng và khả năng học tốt không đồng nghĩa với năng lực làm việc tốt và khả năng đóng góp cao hơn ở giai đoạn đi làm. Các tài năng người Việt thành công ở nước ngoài có mấy ai bước ra từ Olympia hả bạn? Cá nhân mình thấy đa số thí sinh Olympia đều có tỷ lệ cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi du học và hòa nhập với môi trường ở nước bạn, do các em chỉ chăm chăm học nhồi lý thuyết, luyện tủ, giải đề... Điểm yếu cần cải thiện nhiều nhất là khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy, cách thức làm việc đội nhóm...
Xin lỗi vì bình luận hơi lạc đề. Một góc nhìn chủ quan hạn hẹp của cá nhân mình.