
1. Thời đại đồ đồng của Trung Quốc bắt đầu từ khi nào?
- A
Năm 2300 TCN
- B
Năm 1900 TCN
- C
Năm 1700 TCN
Thời đại đồ đồng của Trung Quốc đã bắt đầu vào khoảng năm 1700 trước Công nguyên (TCN) cùng với sự hình của nhà Thương dọc theo bờ sông Hoàng Hà ở miền bắc Trung Quốc. Bước sang thời đại đồ đồng, con người bắt đầu thêm chì và thiếc vào đồng tạo thành hợp kim để chế tạo vũ khí. Cùng với đó là sự thoái trào của vũ khí bằng đá.
- D
Năm 2200 TCN

2. Vũ khí nào phổ biến nhất trong thời đại đồ đồng ở Trung Quốc?
- A
Kiếm
- B
Rìu
- C
Giáo
- D
Qua
Qua là vũ khí tiêu chuẩn ở thời đại đồ đồng Trung Quốc. Nó có lưỡi ngang làm bằng đồng và tay cầm dài tương tự như giáo có thể trang bị cho bộ binh lẫn xe ngựa chiến. Vẫn chưa rõ thời điểm Qua xuất hiện nhưng mẫu Qua cổ nhất từng được phát hiện có niên đại lên đến 3.500 năm. Qua được sử dụng phổ biến từ nhà Thương đến tận thời Chiến quốc của Trung Quốc.

3. Vũ khí đồ đồng của Trung Quốc được chế tạo như thế nào?
- A
Đúc
Hầu hết vũ khí thời đồ đồng Trung Quốc đều được chế tác theo phương pháp đúc bằng khuôn đất sét theo từng phần thông qua vật mẫu. Phương pháp đúc này phức tạp nhưng cho phép tạo ra các vũ khí có họa tiết tinh xảo hoặc chi tiết phức tạp.
- B
Rèn
- C
Mài
- D
Cán

4. Kiếm đồng bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc khi nào?
- A
Nhà Thương
Kiếm đồng bắt đầu từ thời nhà Thương, cùng với sự phát triển của thời đại đồ đồng. Trong giai đoạn phát triển ban đầu thân kiếm thường ngắn, có hình dạng giống như lá liễu và được chế tạo tương đối thô sơ. Đến thời Xuân Thu việc sản xuất kiếm đồng đã đạt đến đỉnh cao với kích thước dài đến 50 cm đến 60 cm.
- B
Nhà Chu
- C
Thời Xuân thu
- D
Thời Chiến quốc

5. Thời đại đồ sắt sớm ở Trung Quốc bắt đầu từ khi nào?
- A
Nhà Thương
- B
Nhà Chu
Thời đại đồ sắt ở Trung Quốc chính thức bắt đầu vào khoảng năm 600 TCN dưới thời nhà Chu. Tuy nhiên sắt đã được phát hiện ra trước đó ở nhà Thương nhưng không phổ biến. Từ giữa thời đại đồ đồng, người Trung Quốc đã có kiến thức về cách nấu chảy kim loại bằng nhiệt độ cao và dùng búa để tạo ra công cụ và vũ khí. Điều này tạo điều kiện ban đầu cho việc sử dụng sắt nhiều hơn.
- C
Thời Xuân thu
- D
Thời Chiến quốc

6. Vũ khí bằng đồng ở Trung Quốc dần biến mất vào thời điểm nào?
- A
Năm 1046–771 TCN
- B
Năm 770–256 TCN
- C
Năm 475–221 TCN
- D
Năm 201 TCN - năm 8 SCN
Sự hưng thịnh của thời đồ đồng ở Trung Quốc gắn liền với hai nhiệm vụ chính là nghi lễ và vũ khí. Từ thời Đông Chu (770-256 TCN), đồng và sắt đều được sử dụng để chế tạo công cụ và vũ khí, nhưng đến cuối thời Tây Hán (201 TCN - 8 SCN), đồ đồng gần như biến mất khỏi chiến trường và được chỉ được sử dụng cho các bình nghi lễ, dụng cụ nhỏ và đồ trang trí.
Bình luận (21)
Toàn bệnh ngôi sao,vênh váo,đá bóng đẹp thì ít đá người thì nhiều,giao hữu bị thẻ đỏ là tội đồ, hoàng đức đưa bóng về cẩu thả,sau giao hữu, ít nhất 2/3, cầu thủ bị thương,đây là lối đá cẩu thả của HLV trưởng,mong gì rút kinh nghiệm và đá tốt, quá tụt hậu,
Đá thì dở, tiểu xảo cũng dở, nói chung không được cái gì nên hồn.
Do giải trong nước dá đã quen rồi
Cầu thủ Việt Nam sau khi được nổi vài trận được tung hô thành ngôi sao .... thì phong độ , và thái độ đều đi xuống . Quá dễ dàng thoả mãn với bản thân .
Nên loại Tiến Linh khỏi đội tuyển Việt Nam! , phong độ đã kém lại còn đánh nguội , còn nhiều tiền đạo phong độ cao hơn muốn cống hiến cho tuyển
Ôi trời ơi đá như thế này biết khi nào mới vô vòng ck world cup đây ,cuối cùng giấc mơ vẫn chỉ là giấc mơ
nóng tính từ đó tới giờ vẫn ko thay dổi. cho đi học phật pháp hết