• 4
  • Zalo

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán hợp tác nghiên cứu cùng trường ĐH Ngoại Thương

Tin tức - Sự kiệnThứ Bảy, 10/12/2022 18:36:06 +07:00Google News
(VTC News) -

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) vừa ký kết hợp tác cùng trường Đại học Ngoại Thương với nhiều nội dung về nghiên cứu, giảng dạy, chia sẽ dữ liệu...

Với mục tiêu chung đẩy mạnh ứng dụng toán học vào các hoạt động kinh tế - xã hội, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, PGS.TS Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương đại diện hai bên ký kết biên bản hợp tác cùng phát triển.

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán hợp tác nghiên cứu cùng trường ĐH Ngoại Thương - 1

PGS.TS Lê Minh Hà (trái) ký kết với PGS.TS Bùi Anh Tuấn (phải).

Theo thoả thuận, hai bên sẽ hợp tác các nội dung như: hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các khoa học liên ngành của toán và kinh tế; chia sẻ thông tin, tài liệu liên quan đến phát triển các chương trình đào tạo và bồi dưỡng; tổ chức các hội thảo, câu lạc bộ, toạ đàm về lĩnh vực toán học, khoa học dữ liệu, và công nghệ số.

PGS, TS Bùi Anh Tuấn cho biết, trường luôn coi trọng vai trò của toán học, khoa học dữ liệu, công nghệ số. Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng chuyển đổi số là cấp thiết và cơ hội hợp tác với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán là rất tiềm năng.

Trường Đại học Ngoại Thương cam kết hỗ trợ Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trong việc kết nối các hoạt động ứng dụng toán học trong đào tạo, nghiên cứu, và kết nối cộng đồng.

Đại diện Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, GS Ngô Bảo Châu cho biết, Viện đánh giá việc ứng dụng toán học vào lĩnh vực kinh tế, kinh doanh là mục tiêu vô cùng quan trọng của nghiên cứu toán học, đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước. Do đó việc hợp tác với Đại học Ngoại Thương là một cơ hội thiết thực để Viện có thể góp phần trong công cuộc phụng sự xã hội.

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán sẽ hỗ trợ trường Đại học Ngoại Thương xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo liên ngành, các học phần liên quan đến Toán học, Khoa học dữ liệu, Công nghệ số thông qua việc hỗ trợ phát triển chương trình đào tạo Kinh doanh số, chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh cũng như các chuyên ngành liên quan khác.

Trường Đại học Ngoại Thương cử Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam Nhật Bản (Viện VJCC) và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cử Phòng thí nghiệm Khoa học Dữ liệu (VIASM-DSLab) làm đại diện hai bên thực hiện các nội dung hợp tác.

Nhi Nhi
Bình luận (4)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Lại áp lực,sao đòi dạy thêm kiếm tiền lại không áp lực...đăy với là áp lực của phụ huynh,hs.

6 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Rất chia sẻ với ý kiến của Bà, tuy nhiên cần có cái nhìn rất tổng thể chung, cần nhận thức nhà trường cũng là bộ phận của xã hội, vậy ai thu BHYT cho học sinh là đúng nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội nhất ??? hay chỉ là ý kiến rồi không chỉ ra được ai thu ??? và không thu được thì học sinh của mình ốm đau bệnh tật thì sao ??? chưa nói mình là viên chức thì tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ các quy định của Đảng, PL Nhà nước, trong tuyên truyền đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. TBT đã nói phải tinh giản, đơn giản, tiết kiệm thời gian chi phí cho xã hội thì mới có kỷ nguyên vươn mình trong thời gian tới được, thêm 1 việc nhỏ thu tiền nộp BHYT của học sinh mà đùn đẩy??? Hiện nay tỷ lệ học sinh tham gia BHYT đã tiệm cận toàn dân rồi nếu không có sự chung tay của nhà trường, giáo viên thì có được kết quả như vậy hay không ??? qua đó để thấy được kết quả trên vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào của mình trong hiện thực chính sách nhân văn cao cả của Đảng Nhà nước là chăm lo sức khỏe cho Nhân dân.

6 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Bạn cứ làm công tác giáo viên chủ nhiểm lớp lúc đó sẽ biết

6 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Đây là một sự thật. Áp lực dây chuyền từ trên xuống: Tỉnh xuống huyện, huyện xuống hiệu trưởng, hiệu trưởng đưa GVCN. GVCN phải thu đủ loại: BHYT, BHTN, học phí, các loại quỹ (nếu có). Nên "cởi trói" việc thu tiền cho GVCN để họ giảm áp lực, có thêm thời gian cho các hoạt động khác.

5
6 tháng trướcPhản hồi
Cùng chuyên mục
Tin mới