Theo Daily Mail, là lần trăng tròn thứ 2 của tháng, ngày 31/1 sẽ đánh dấu sự xuất hiện của Trăng xanh đầu tiên cùng với nguyệt thực toàn phần, khiến cho Mặt trăng có màu đỏ đặc biệt hay còn gọi là Trăng máu.
Ngay trong đêm trước đó, Siêu trăng lần thứ hai của năm 2018 cũng xuất hiện khi Mặt trăng đạt đến điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Theo Daily Mail, Siêu trăng này sẽ nằm ở khoảng cách khoảng 358.994 km so với Trái Đất.
Lần đầu tiên sau hơn 150 năm, Nguyệt thực toàn phần trùng với Trăng xanh, hiện tượng trăng tròn lần hai trong một tháng dương lịch mới xuất hiện. Phụ thuộc vào nơi quan sát, hiện tượng này sẽ xảy ra vào đêm ngày 31/1 hoặc sáng ngày 1/2.
Nguyên nhân khiến trăng có màu đỏ hoặc màu cam do khi nguyệt thực, Trái đất nằm trên một đường thẳng giữa Mặt trời và Mặt trăng, khiến Mặt trăng không nhận được ánh sáng từ Mặt trời, thay vào đó nhận được bóng đổ của Trái đất.
Theo NASA, những địa điểm có thể nhìn thấy nguyệt thực từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc là phía Tây Mỹ, Alaska, Hawaii, Columbia Anh, cùng với Trung Á, Đông Á, Indonesia, New Zealand và phần lớn Australia.
Bên cạnh đó, theo Space.com, bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể nhìn thấy hiện tượng này khi là buổi đêm, dù một số nơi sẽ chỉ nhìn thấy Nguyệt thực một phần.
Trước đó, Siêu trăng đầu năm 2018, hay còn gọi là trăng sói diễn ra ngày 1/1 cũng mang đến khung cảnh đặc biệt ở nhiều nơi trên thế giới.
Video: Hy hữu Siêu trăng và Trăng máu trùng nhau
Bình luận