Từ năm 2017 đến nay, với 4 cửa hàng mang tên "Ngôi nhà Thiên thần" tại Hà Nội, Đà Nẵng và "Xưởng may Ánh sáng", TokyoLife chào đón gần 300 người khuyết tật làm việc, giúp họ hòa nhập cộng đồng và tạo nên nhiều giá trị.
Tại đây, họ được gọi bằng tên gọi thân thương, trìu mến, đó là "Thiên thần", vì theo một đại diện của TokyoLife, "người khuyết tật dạy cho chúng tôi về tình yêu thương, sự gắn kết và lòng tử tế".
"Ngôi nhà Thiên thần" của TokyoLife vô cùng đặc biệt khi hầu hết các nhân viên là người điếc, nhưng họ đã chứng minh sự đa năng và phong cách chuyên nghiệp khi đảm nhận những công việc từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời, TokyoLife cũng cải tiến các trang thiết bị để tăng trải nghiệm mua sắm trong cửa hàng, hỗ trợ thông tin giao tiếp với khách hàng bằng công nghệ số.

Những người khuyết tật làm việc tại "Xưởng may Ánh sáng".
Tại “Xưởng may Ánh sáng”, những sản phẩm thời trang và hàng tiêu dùng độc đáo như thú bông "Made by Angels" và khẩu trang "Tự hào Việt Nam" được làm nên bởi chính đôi bàn tay khéo léo của các thiên thần. Đây không chỉ là những sản phẩm thủ công tỉ mỉ, chất lượng mà còn thể hiện niềm đam mê trong lao động.
Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch TokyoLife chia sẻ: "Có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật, nhưng quan điểm của chúng tôi là không chỉ tặng cần câu mà còn tạo ra hồ câu vui vẻ để người khuyết tật có thể tự mình câu cá, tạo ra ý nghĩa cho chính mình và xã hội”.
Đánh dấu mốc kỷ niệm sinh nhật 7 tuổi, TokyoLife mang dự án “Thiên thần” tham dự "Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" để tiếp tục lan tỏa thông điệp nhân văn từ câu chuyện của mình. TokyoLife hiện đang tiếp tục chuyển giao mô hình độc đáo này và sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp khác để tạo thêm việc làm cho người khuyết tật.

Không chỉ mang đến công việc cho người khuyết tật, TokyoLife còn tích cực trong các hoạt động cộng đồng, bảo vệ môi trường.
Nằm trong chiến dịch hành động vì môi trường, TokyoLife là thương hiệu bán lẻ đầu tiên đưa ra chính sách tính phí túi nilon nhằm giúp xã hội nâng cao ý thức nói “không” với túi dùng 1 lần, tích cực với các hoạt động dọn sạch rác thải biển từ Bắc vào Nam hàng năm, hướng tới những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Bà Đỗ Thu Trang, đại diện thương hiệu cho biết: "Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả cộng đồng. Đây là những hoạt động đầu tiên của chúng tôi trong hành trình hướng tới giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống. Hy vọng những hoạt động của TokyoLife sẽ truyền cảm hứng kết nối tất cả mọi người cùng hành động vì một tương lai xanh bền vững”.
Với gần 200 cửa hàng trên khắp cả nước, TokyoLife không chỉ mang đến các sản phẩm thời trang thông minh và hàng tiêu dùng Nhật Bản chính hãng, mà còn hoạt động với phương châm "Phụng sự xã hội xuất sắc". Trong kế hoạch dài hạn, TokyoLife hạnh phúc khi được tiếp tục phục vụ khách hàng bằng cả trái tim và mang đến những giá trị tốt đẹp hơn cho cộng đồng.
Bình luận (4)
Lại áp lực,sao đòi dạy thêm kiếm tiền lại không áp lực...đăy với là áp lực của phụ huynh,hs.
Rất chia sẻ với ý kiến của Bà, tuy nhiên cần có cái nhìn rất tổng thể chung, cần nhận thức nhà trường cũng là bộ phận của xã hội, vậy ai thu BHYT cho học sinh là đúng nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội nhất ??? hay chỉ là ý kiến rồi không chỉ ra được ai thu ??? và không thu được thì học sinh của mình ốm đau bệnh tật thì sao ??? chưa nói mình là viên chức thì tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ các quy định của Đảng, PL Nhà nước, trong tuyên truyền đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. TBT đã nói phải tinh giản, đơn giản, tiết kiệm thời gian chi phí cho xã hội thì mới có kỷ nguyên vươn mình trong thời gian tới được, thêm 1 việc nhỏ thu tiền nộp BHYT của học sinh mà đùn đẩy??? Hiện nay tỷ lệ học sinh tham gia BHYT đã tiệm cận toàn dân rồi nếu không có sự chung tay của nhà trường, giáo viên thì có được kết quả như vậy hay không ??? qua đó để thấy được kết quả trên vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào của mình trong hiện thực chính sách nhân văn cao cả của Đảng Nhà nước là chăm lo sức khỏe cho Nhân dân.
Bạn cứ làm công tác giáo viên chủ nhiểm lớp lúc đó sẽ biết
Đây là một sự thật. Áp lực dây chuyền từ trên xuống: Tỉnh xuống huyện, huyện xuống hiệu trưởng, hiệu trưởng đưa GVCN. GVCN phải thu đủ loại: BHYT, BHTN, học phí, các loại quỹ (nếu có). Nên "cởi trói" việc thu tiền cho GVCN để họ giảm áp lực, có thêm thời gian cho các hoạt động khác.