
Hà Nội đề xuất 2 cách đặt tên xã, phường sau sắp xếp
Tên gọi dự kiến của xã, phường mới ở Hà Nội hình thành sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học.
Tên gọi dự kiến của xã, phường mới ở Hà Nội hình thành sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học.
Tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công tiêu biểu, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chia sẻ liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn đơn vị hành chính.
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, khi Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) có hiệu lực, cán bộ, công chức cấp xã sẽ thuộc biên chế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
TP Thủ Đức đề xuất 2 phương án khi sắp xếp đơn vị hành chính, gồm: giữ nguyên TP Thủ Đức là cấp cơ sở trực thuộc TP.HCM và phương án tách thành 9 phường.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế.
Ông Nguyễn Hòa Bình là Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo Bộ trưởng Nội vụ, sắp xếp các đơn vị hành chính sắp tới nhằm mục đích mở rộng không gian để phát triển ổn định trăm năm, có tính chất chiến lược dài hạn.
Nghị quyết của Chính phủ nêu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "chạy chọt", lợi dụng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế để tham nhũng, tiêu cực.
Khi tranh luận về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, chủ tài khoản mạng xã hội trú ở Hà Tĩnh có bình luận khiếm nhã, "phân biệt địa phương".
Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở.
Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, khi "xóa sổ" cấp trung gian, việc phân cấp, phân quyền sẽ được thực hiện trực tiếp từ tỉnh xuống xã, phường, thay vì qua cấp huyện.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, nhiều địa phương đứng trước nguy cơ hết dư địa để phát triển, vì vậy đây là thời điểm vàng để sáp nhập tỉnh thành.
Theo tờ trình của Chính phủ, thành lập thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên cơ sở nguyên trạng diện tích, quy mô dân số của thị xã Phú Mỹ.
Thừa Thiên - Huế đang thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện với 133 xã, phường.
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, Quảng Nam giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 8 đơn vị hành chính cấp xã.
TP Quy Nhơn (Bình Định) sẽ không còn 4 phường Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Sau khi sắp xếp, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện và 2 thành phố), 121 đơn vị hành chính cấp xã (88 xã, 15 phường và 18 thị trấn).
Từ ngày 1/1/2025, TP.HCM sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới, sau sắp xếp giảm 39 phường.
Sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 242 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 223 xã, 10 phường và 9 thị trấn.
Hà Tĩnh đề xuất chưa thực hiện sắp xếp thị xã Hồng Lĩnh giai đoạn 2023-2025.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 13 tỉnh, thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Đông Triều (thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh) trên cơ sở thị xã Đông Triều.
Đến ngày 20/9, Bộ Nội vụ nhận được hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 50 địa phương, còn 3 tỉnh An Giang, Hà Tĩnh, Trà Vinh chưa gửi đề án.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc thu hút sinh viên xuất sắc, người có tài năng vào khu vực công còn gặp nhiều khó khăn.
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, tiến độ thực hiện sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 rất khó khăn, khó có thể hoàn thành trước tháng 10/2024.
Ngày 16/8, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra các tờ trình của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Cần Thơ, Ninh Thuận, Phú Yên.
TP Nam Định sau khi sáp nhập huyện Mỹ Lộc vào đã hạ cấp đô thị từ loại I xuống loại II, đồng thời có diện tích tự nhiên 120,90 km2 và quy mô dân số là 364.181 người.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang.
Tính đến ngày 30/6, Bộ Nội vụ đã nhận được 28/53 hồ sơ đề nghị sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, sau sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025 có thể dôi dư 21.700 cán bộ, công chức.