Agribank Chi nhánh Tràng An (Agribank Tràng An) vừa thông báo bán đấu giá khoản nợ của khách hàng tại chi nhánh này. Khoản nợ tính đến 31/12/2023 là 84,757 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc 71,52 tỷ đồng, lãi phải trả 13,237 tỷ đồng).
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ nói trên là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê dài hạn và không hủy ngang tòa nhà văn phòng và trụ sở Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự Thật, số 24 Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).
Theo mô tả, toà nhà văn phòng này được xây dựng trên khu đất 1.470,3m2; diện tích xây dựng 941,31m2; tổng diện tích sàn xây dựng 10.833,9m2. Toà nhà có 7 tầng nổi với tổng diện tích 6.858,6m2 và 3 tầng hầm tổng diện tích 3.975,3m2, cung cấp 70 chỗ đỗ xe ô tô và 296 chỗ đỗ xe máy.

Toà nhà 24 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngân hàng không công bố danh tính khách hàng, tuy nhiên trước đó Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã dùng hợp đồng thuê trụ sở 24 Quang Trung để thế chấp cho các khoản vay của nhiều pháp nhân thuộc hệ sinh thái của tập đoàn.
Liên tiếp từ đầu năm 2023 đến nay, Agribank Tràng An lần lượt rao bán loạt tài sản và các khoản nợ liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các công ty trong hệ sinh thái.
Trong đó, nhiều khoản vay đều có tài sản đảm bảo là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê dài hạn và không hủy ngang tòa nhà văn phòng và trụ sở Nhà xuất bản chính trị Quốc gia - Sự Thật, số 24 Quang Trung (cũng là trụ sở của Tân Hoàng Minh).
Mới đây nhất, giữa tháng 10/2023 chi nhánh này thông báo đấu giá khoản nợ xấu trị giá gần 88,54 tỷ đồng của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bắc Hà (Công ty Bắc Hà) theo hợp đồng tín dụng được ký vào ngày 8/12/2020. Trong đó, 79 tỷ đồng nợ gốc và hơn 9,5 tỷ đồng tiền lãi.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, ngân hàng cũng rao bán một khoản nợ khác của công ty này với giá trị ghi sổ khoản nợ là 55,4 tỷ đồng. Khoản nợ cũng được bảo đảm bằng tài sản thế chấp của bên thứ 3, là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê dài hạn và không hủy ngang tòa nhà văn phòng và trụ sở Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự Thật, số 24 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội với Tân Hoàng Minh.
Toà nhà số 24 Quang Trung được Tân Hoàng Minh thuê làm trụ sở chính từ cuối năm 2017 theo một hợp đồng thuê dài hạn, không huỷ ngang, thời hạn đến tháng 11/2058 giữa Tân Hoàng Minh và CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID).
Chỉ riêng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng thuê trụ sở, Tân Hoàng Minh đã dùng làm tài sản đảm bảo cho ít nhất 5 công ty trong hệ sinh thái vay vốn với tổng dư nợ khoảng 300 tỷ đồng.
Toà nhà 24 Quang Trung đang được LPBank sử dụng làm trụ sở Chi nhánh Quang Trung, sau khi ngân hàng này khai trương trụ sở chi nhánh mới ngày 18/1/2024 vừa qua.
Ngoài hợp đồng thuê toà nhà nói trên, Tân Hoàng Minh còn thế chấp dự án BĐS nghỉ dưỡng tại Phú Quốc cho các khoản vay tại Agribank Tràng An.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, Tân Hoàng Minh đang có các khoản nợ trị giá xấp xỉ 1.000 tỷ đồng (giá trị tạm tính) tại chi nhánh này. Các khoản nợ này đã được Agribank nhiều lần thông báo bán đấu giá nhưng chưa tìm được người mua.
Bình luận (54)
Phản đối, là phụ huynh chúng tôi phản đối việc này. Áp lực coi việc học của HS như trò xổ số, may rủi. Chúng tôi ủng hộ Toán Văn Anh trên cả nước.
Học đều, thi nhẹ nhàng tất cả các môn mới là đúng tính chất kiến thức phổ thông, ko học tủ học lệch
Thật là suy nghĩ thiển cận, lấy sự nghiệp giáo dục như trò chơi loto
Tôi luôn thắc mắc tại sao bộ giáo dục luôn đặt ra tiêu chí phổ cập giáo dục, nhưng thi vào 10 lại gây áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội đến vậy? Khi một đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới nếu không đỗ cấp 3, nó sẽ hụt hẫng như mất cả tương lai. Vì sao lại ví von vậy, vì rằng khi các con bước ra ngoài đời, muốn đi làm ở đâu ít nhất cũng phải có bằng cấp 3. Vậy thử hỏi khi đó các con sẽ làm được việc gì để cống hiến cho xã hội??? Tôi nghĩ phổ cập là phải tạo cho các con môi trường học tập thoải mái, từ đó tạo cho các con hứng thú và đam mê học tập. Bộ giáo dục vẫn sẽ đưa ra các kỳ thi phân loại, đánh giá học sinh, nhưng không nên gây áp lực quá lớn như vậy. Học sinh cần được lựa chọn môn học và môn thi phù hợp với năng lực. Đồng ý rằng, trên chặng đường học tập đó của các con cần có sự tư vấn, định hướng của các thầy cô và gia đình.
Nếu nói như bài viết ở trên thì nên cho thi hết các môn quan trọng như kỳ thi TN TPHT cho rồi? Người viết chắc không phải là GV nên mới có nhận xét như vậy. Thử hỏi các GV xem? nhất là các GV dạy môn không có thi tuyển sinh 10, xem học sinh học hành ra sao? vào lớp có coi trọng môn học không thi TS 10 không? Thậm chí trong giờ học các môn không thi TS 10 còn mang các môn thi đó ra ôn tập, bất chấp GV nhắc nhở? Rồi chưa kể BGH nhà trường chỉ lo tập trung cho các môn thi TS 10, điển hình nhất là việc phụ đạo hs yếu kém thì chỉ chọn 3 môn Văn, Toán, Anh mà không phải là tất cả các môn, trong khi chúng ta hay nói môn học nào cũng quan trọng, không lẽ các môn không thi TS 10 không có HS yếu nên không cần phụ đạo?
Nói chung, Khi HS THCS biết trước 3 môn thi TS 10 thì 90% HS chỉ lo tập trung học 3 môn đó để thi, các môn còn lại không quan tâm, học cho đủ điểm để xét tốt nghiệp. Riêng phụ huynh cũng coi thường các môn học khác, khi GV các môn không thi TS 10 phản ánh HS không học tập tốt, có thái độ không tốt, . . . thì phụ huynh nói "Môn không thi tốt nghiệp là gì căng dữ vậy?". Mục tiêu Giáo dục Việt Nam là "Giáo dục toàn diện", như vậy nếu cố định 3 môn thi cho HS biết trước thì liệu các môn không thi TS 10 trong 4 năm học THCS sẽ học tập ra sao? có còn đúng với mục tiêu của Giáo dục Việt Nam hay không?
Các em có năng khiếu về Tự nhiên hay xã hội thì đã chọn các trường chuyên theo đúng năng khiếu của các em rồi, vậy nên, việc không công bằng giữa hs có năng khiếu xã hội trong khi bốc thăm trúng môn tự nhiên (và ngược lại) là không chênh lệch bao nhiêu nếu tất cả đều đã chuẩn bị học tập nghiêm túc các môn ngay từ đầu cấp.
Thi chuyên thì cũng phải thi 3 môn chung.
Thế ông làm vị trí gì trong tổ chức của ông? Chẳng nhẽ ông làm tốt tất cả mọi việc trong đơn vị ông? Cái gì là vừa hồng vừa chuyêN? Tại sao cái ông không làm được mà ông lại bắt người khác làm.
Nhưng ấn định toán văn ngoại ngữ thì những học sinh không học tốt ngoại ngữ sẽ bị thiệt
Chủ trương tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2, thì thi Văn, Toán, Anh cũng là hợp lí.
Học sinh là người thi nhưng BGD lại là người ra quyết định, hỏi thử đã bao giờ thật sự đặt bản thân mình vào tình thế của học sinh chưa vậy? Ý kiến học sinh thì chưa bao giờ thấy hỏi nhưng bề trên đã soạn sẵn đường đi cho hsinh rồi