(VTC News) - Ghi nhận đề xuất nên nghiên cứu thành lập Bộ Kinh tế biển của đại biểu Quốc hội, tuy nhiên Thủ tướng cũng chỉ ra các yếu tố khó khả thi khi tập trung toàn bộ lĩnh vực trên biển vào 1 bộ.
Trong phiên chất vấn chiều 19/11, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị Thủ tướng làm rõ những chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế biển đảo.
“Liệu có cần bớt đầu tư công trong bờ để tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế biển và liệu có cần thành lập Bộ Kinh tế biển hay không?”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng đã có một nghị quyết chuyên về chiến lược biển đồng bộ. Từ đó, Chính phủ cũng đã có kế hoạch hành động, triển khai thực hiện đầu tư phát triển theo hướng vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận việc phát triển kinh tế biển vẫn chưa được như mong muốn và Chính phủ cần phải làm tốt hơn nữa.
Thủ tướng cũng nêu quan điểm, nhiều trường hợp đầu tư trên bộ nhưng lại phục vụ phát triển kinh tế biển. Việc đầu tư sẽ phải có kế hoạch, chiến lược hiệu quả.
“Tinh thần chung là khai thác tốt nhất, hiệu quả cao nhất kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho biết, ghi nhận ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương và nhiều đại biểu về đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển. Tuy nhiên để lập Bộ Kinh tế biển bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ tài nguyên trên biển thì khó khả thi.
Vì hiện nay, Bộ Tài nguyên môi trường quản lý nhà nước về tài nguyên biển, các lĩnh vực còn lại khác thì do từng Bộ chịu trách nhiệm.
“Ví dụ như khai thác thủy sản thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lĩnh vực vận tải biển thuộc quản lý của bộ Giao thông Vận tải; lĩnh vực du lịch đảo biển do Bộ Văn hóa, Du lịch, Thể thao quản lý”, Thủ tướng lấy dẫn chứng.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng các loại hình kinh tế biển khó có thể phân chia rõ ràng hoặc tổng hợp trong một Bộ. Chính phủ đang cho tổng kết đánh giá nhiệm vụ để đảm bảo các Bộ hoạt động hợp lý, đảm bảo quản lý nhà nước.
“Việc lập Bộ Kinh tế biển, chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho nhiệm kỳ sau”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông tin.
Phạm Thịnh
Trong phiên chất vấn chiều 19/11, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị Thủ tướng làm rõ những chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế biển đảo.
“Liệu có cần bớt đầu tư công trong bờ để tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế biển và liệu có cần thành lập Bộ Kinh tế biển hay không?”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội. |
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận việc phát triển kinh tế biển vẫn chưa được như mong muốn và Chính phủ cần phải làm tốt hơn nữa.
Thủ tướng cũng nêu quan điểm, nhiều trường hợp đầu tư trên bộ nhưng lại phục vụ phát triển kinh tế biển. Việc đầu tư sẽ phải có kế hoạch, chiến lược hiệu quả.
“Tinh thần chung là khai thác tốt nhất, hiệu quả cao nhất kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho biết, ghi nhận ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương và nhiều đại biểu về đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển. Tuy nhiên để lập Bộ Kinh tế biển bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ tài nguyên trên biển thì khó khả thi.
Vì hiện nay, Bộ Tài nguyên môi trường quản lý nhà nước về tài nguyên biển, các lĩnh vực còn lại khác thì do từng Bộ chịu trách nhiệm.
“Ví dụ như khai thác thủy sản thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lĩnh vực vận tải biển thuộc quản lý của bộ Giao thông Vận tải; lĩnh vực du lịch đảo biển do Bộ Văn hóa, Du lịch, Thể thao quản lý”, Thủ tướng lấy dẫn chứng.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng các loại hình kinh tế biển khó có thể phân chia rõ ràng hoặc tổng hợp trong một Bộ. Chính phủ đang cho tổng kết đánh giá nhiệm vụ để đảm bảo các Bộ hoạt động hợp lý, đảm bảo quản lý nhà nước.
“Việc lập Bộ Kinh tế biển, chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho nhiệm kỳ sau”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông tin.
Phạm Thịnh
Bình luận (8)
Cty rất sợ những người luôn theo dõi mọi hoạt động của họ khi làm ăn khuất tất, nên bị họ cho thôi việc là điều chắc chắn, khi lại đi phản ảnh những sai trái của họ cho chính cty này.giờ chỉ còn đi kiện đòi bồi thường quyền lợi khi bị cho thôi việc với lý do không chính đáng.
1. Nếu có đúng căn cứ xác định là hàng giả thì báo cho quản lý thị trường để xử lý.
2: một công ty gọi là nổi tiếng mà lại đi mua hàng giả tặng nhân viên, nghe nó hơi lạ, cái vấn đề đang nằm ở bộ phận mua hàng, họ cấu kết với đơn vị cung cấp để nhận hoa hồng, lại quả. cái này khả năng cao là lãnh đạo họ không biết, khi bạn nhân viên khui ra thì động chạm quyền lợi của thằng phụ trách mua hàng kia và nó tìm cách bịt miệng. việc này chỉ cần báo lên lãnh đạo cấp cao hơn là có cách xử lý thỏa đáng.
3: nếu lãnh đạo họ biết việc này và là chủ ý của lãnh đạo thì bạn nghỉ việc cũng là điều tốt, vì đừng bao giờ đi làm thuê cho 1 người chủ vô đạo đức.
ko nên mua hàng giả >:(
Rồi công ty cũng đóng cửa sớm vì đối đãi với nhân viên không có đức, bánh không đạt tiêu chuẩn và chất lượng trẻ nhỏ và bố mẹ của nhân viên ăn phải sẽ sinh ra một số bệnh . Như này gọi là vô đạo đức biết là bánh rởm nhưng vẫn mua để làm quà, để nhân viên mang về cho người thân của họ ăn.
nhiều lúc có thể họ mua của những cơ sở bánh tư nhân không có nhãn mác chứ không phải hàng giả.nếu cty họ mua bánh ở cơ sở tư nhân bên ngoài mà họ nói là hàng cty thương hiệu cơ thì mới nói là hàng giả đc.ở việt nam nhiều hiệu bánh tư nhân không phải cty những cũng phải xép hàng để đc đến lượt mua đấy.giờ một số người cái gì cũng làm um lên da vẻ ta đây
Bạn ngốc thật hay ngốc giả vờ? Người ta đi làm là vì đồng lương chứ không phải vì cái bánh. Chừng nào công ty còn trả lương tử tế thì nv sẽ không bỏ. Còn bánh giả cũng chỉ không phải đúng cái thương hiệu nào đó. Bánh có thương hiệu luôn đắt gấp 10 lần giá trị thực. Mà không có thương hiệu, cũng chưa chắc đã là ăn vào hại người. Cuộc đời có vô số khó khăn, vô số thứ trái ý. Người trưởng thành phải biết cái gì là quan trọng với bản thân. Người gánh vác gia đình ai lại đi chủ động bỏ việc vì 1 chuyện nhỏ như sợi tóc.
Bọn đó còn lừa cả bố mẹ nó nữa mà...
Việc mua hàng giả để cho nhân viên đã là chủ trương của lãnh đạo công ty này rồi. Cho nên, họ phải bịt miệng những người phát hiện ra, nhằm che dấu bản chất quà tặng thôi ! Bản chất nhiều công ty vẫn là bóc lột công nhân được càng nhiều càng tốt !