• 63
  • Zalo

Ông chủ bãi rác đòi TP.HCM trả gần 4.000 tỷ: Sở Tài nguyên Môi trường nói gì?

Tin nhanh 24hThứ Bảy, 15/04/2023 14:17:05 +07:00Google News
(VTC News) -

Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM đã lên tiếng về việc ông David Dương, “ông chủ” bãi rác Đa Phước (bãi rác lớn nhất TP.HCM) yêu cầu thành phố trả gần 4.000 tỷ đồng.

Trả lời PV VTC News sáng 15/4, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM cho biết, đơn vị này đã thanh toán hết số tiền theo hợp đồng cho Công ty TNHH Xử lý Chất thải Việt Nam (VWS) và không còn vấn đề gì với VWS.

Chiều 15/4, đại diện văn phòng Sở TN&MT TP.HCM cũng chia sẻ, vấn đề thanh toán chi phí xử lý rác sinh hoạt cho Công ty VWS đã được Sở TN&MT hoàn tất các thủ tục để thanh toán cho doanh nghiệp vào ngày 10/4 theo quy định.

Theo Sở TN&MT, ngày 8/4, công nhân của Công ty VWS đã ngừng làm việc trong vòng 2 tiếng. Tuy nhiên, sau khi được cam kết thanh toán đầy đủ lương thì toàn bộ họ đã quay trở lại làm việc bình thường.

Trước những thông tin này, đại diện của VWS cho hay, đến đầu giờ chiều 15/4, đơn vị này vẫn chưa nhận được số tiền nói trên, cũng có thể tiền chưa về đến nơi vì còn qua nhiều thủ tục. Hiện doanh nghiệp tiếp tục chờ đợi nguồn tiền thanh toán từ Sở TN&MT.

Ông chủ bãi rác đòi TP.HCM trả gần 4.000 tỷ: Sở Tài nguyên Môi trường nói gì? - 1

Ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VWS.

VWS là đơn vị vận hành bãi rác Đa Phước. Doanh nghiệp này do ông David Dương làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Ông là người Mỹ gốc Việt và được mệnh danh là “vua rác” ở Mỹ. Bãi rác Đa Phước do ông làm chủ được đưa vào hoạt động kể từ năm 2007 với công suất xử lý 10.000 tấn/ngày. Bãi rác này sử dụng công nghệ chôn lấp và có thể hết công suất vào năm 2024.

Theo thống kê của Ban quản lý các khu liên hiệp xử lý chất thải TP.HCM (MBS), mỗi ngày, bãi rác Đa Phước tiếp nhận, xử lý trên dưới 7.000 tấn rác, chiếm hơn 70% lượng rác của toàn thành phố. Thế nhưng, VWS đang “kêu cứu” vì Sở TN&MT nợ gần 4.000 tỷ đồng tiền xử lý rác chưa thanh toán. Việc này khiến doanh nghiệp “cạn” tài chính.

VWS đã có văn bản gửi UBND TP.HCM, Sở TN&MT và Cục Thuế TP.HCM để trình bày về việc chậm thực hiện thanh toán theo hợp đồng đã ký kết.

Ông chủ bãi rác đòi TP.HCM trả gần 4.000 tỷ: Sở Tài nguyên Môi trường nói gì? - 2

Bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh) là bãi rác lớn nhất tại TP.HCM.

Theo VWS, đơn vị này chỉ có duy nhất một khách hàng khi đầu tư ở Việt Nam đó chính là UBND TP.HCM mà đại diện là Sở TN&MT. Do đó, doanh nghiệp chỉ có một nguồn doanh thu duy nhất từ việc tiếp nhận, xử lý chất thải rắn cho thành phố. Việc Sở TN&MT trì hoãn việc thanh toán số công nợ tồn đọng lớn như hiện nay đã làm cho VWS gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Tính đến ngày 28/2/2023, số công nợ phát sinh theo Hợp đồng của VWS với Sở TN&MT, UBND TP.HCM là hơn 3.935 tỷ đồng (bao gồm nợ phát sinh). Chính vì khoản nợ “khổng lồ” này mà VWS chưa thể thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Sở TN&MT chậm thanh toán khiến VWS phát sinh các khoản nợ thuế tồn đọng. Doanh nghiệp phải chịu các chế tài từ cơ quan thuế địa phương như nộp tiền chậm nộp và tiền phạt.

VWS cho rằng, việc chậm thanh toán của Sở TN&MT kéo dài nhiều năm đã khiến đơn vị này không thể thanh toán nghĩa vụ thuế và đối mặt với các vụ tranh chấp với các đối tác dịch vụ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc VWS phải gánh chịu thêm chế tài vi phạm thanh toán phát sinh do không đáp ứng nghĩa vụ với các đối tác, nhà cung cấp dịch vụ của mình.

Ngoài ra, hoạt động của nhà máy xử lý chất thải cũng bị gián đoạn khi không đảm bảo nguồn nguyên liệu, vật tư và dịch vụ cần thiết. Doanh nghiệp cũng không thể tiếp tục thanh toán lương, phúc lợi cho người lao động dẫn đến nguy cơ nhân viên, công nhân của nhà máy không thể tiếp tục làm việc.

Tính đến ngày 5/4, VWS không thể tiếp tục chi trả các khoản lương, phúc lợi tới kỳ cho đội ngũ chuyên gia nước ngoài và người lao động Việt Nam thuộc biên chế của VWS. Việc chậm trễ trả lương dẫn đến tình huống nhà máy có thể bị ngưng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường của TP.HCM.

Do đó, để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp, tránh các rủi ro nêu trên, VWS đề nghị Sở TN&MT và UBND TP.HCM có chỉ đạo cho thanh toán khẩn cấp khoản công nợ từ tháng 11/2018 đến 28/2/2023 là hơn 1.178 tỷ đồng.

Ông chủ bãi rác đòi TP.HCM trả gần 4.000 tỷ: Sở Tài nguyên Môi trường nói gì? - 3

Công nhân, người lao động của Công ty VWS ngừng làm việc vì chưa có lương vào ngày 8/4.

Đại diện VWS cho hay, tại Thông báo số 228/TB-VP ngày 28/3/2022, Văn phòng UBND TP.HCM đã ghi nhận ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM chấp thuận việc thanh toán cho VWS cho đến khi kết thúc quá trình đàm phán, giải quyết với công ty. Gần đây, UBND TP.HCM cũng nhấn mạnh lại nội dung này tại Công văn 1097/UBND-ĐT ngày 27/3/2023. Tuy nhiên, VWS chưa nhận được sự phản hồi từ Sở TN&MT.

ĐẠI VIỆT
Bình luận (63)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Xử lý rác tiên tiến cua my đó toàn XL tôi ở Đa phước ngày nào củng như ngày đó..ngày nào củng hôi củng thúi.xã nước chưa qua xử lý ra môi trường làm cá chết.tôm chết...người dân bắt tại trận báo chính quyền xong ABC rồi thôi......người dân khổ với cái bải rác này lắm quí vị ah...

3 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

theo logic dân đống đủ hằng tháng thì phải trả tiền cho doanh nghiệp hằng tháng.dân đâu có nợ tiền tháng đâu nè

3 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Mấy bác xem sa0 chứ, cái bãi rác đa Phước nó thúi quá trời rồI.

3 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

bãi rác nào mà ko thúi nói nghe coi

3 năm trước Phản hồi
vtcnews.vn

Hoang mang quá!Chưa biết tin bên nào dù sự thật chỉ có một mà thôi.
Đừng tranh cãi tiền thu gom rác khác với tiền xử lý rác khi có người thắc mắc.Tiền nào cũng là tiền của dân từ thuế,phí tạo thành ngân sách nhà nước và chính quyền có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích.Khi cần phải công khai,minh bạch rồi giải trình trước dư luận nhanh chóng,kịp thời.Đó mới là nền quản trị hành chánh,xã hội chuyên nghiệp.

3 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Phải nói thật rằng tui đã học tập làm việc và sống tại TP này được 24 năm nay.
Luôn mong ước làm sao cho TP HCM ngày càng văn minh, hiện đại và phát triển nhưng tui thấy rõ là TP HCM ngày càng có nhiều vấn đề, đặc biệt là về môi trường sống mảng xanh, cây xanh ngày càng bị thu hẹp, ngày nào cũng thấy nhân viên của các đơn vị bao gồm cả nhà nước và tư nhân tự lập ra đi khắp nơi trong TP cắt trùi lũi hết sạch cành cây làm cho cây xanh tươi chết khô, tất cả các tuyến đường đều trơ trọi không bóng cây, mảng xanh của TP này đã mất hết một nửa rồi.
Một phường như An Lạc A hoặc Bình Trị Đông mà có đến 6 đơn vị đi cắt cây hỏi cây đâu ra kịp cho họ cắt, như công ty TNHH MTV Cây Xanh Công Viên, công ty điện lực, công ty TNHH MTV TNXP , Công ty xây dựng thương mại Phúc Vinh, công ty TNHH MTV Môi trường Xanh, xe Tự Quản công viên cây xanh.
Cứ hôm trước đơn vị này đi cắt vài hôm sau đơn vị khác đi cắt lại, nhiều cây yếu dần chết khô rồi họ cưa bỏ lên xe luôn, không trồng trồng lại, đã chứng kiến hàng ngày vô cùng bức xúc luôn.

2
3 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Nay tui thấy họ còn lập ra một phường có đến 5 đơn vị hùng hậu như hàng chục nhân viên, xe nâng chuyên dụng, cưa máy như quận Bình Tân ở các phường An Lạc A, Bình Trị Đông một tuần hai ba đơn vị thay nhau đi cắt trũi hết sạch cành cây làm cho các tuyến đường mất sạch cây xanh, cây xanh chết khô. Như các đơn vị công ty TNHH MTV Cây Xanh Công Viên, công ty TNHH MTV TNXP, Đội Tự quản cây xanh công viên, công ty điện lực giả dạng, công ty TNHH Môi trường Xanh, công ty TNHH xây dựng TM Phúc Vinh. Họ đang ra sức triệt hạ Môi trường sống của người dân.

3 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Nợ kinh hãi thế. Tính lãi suất luôn chắc thôi cũng mệt.

3 năm trướcPhản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Tin mới