Tối 25/1, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan truyền thông báo chí tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ III - năm 2018.
Giải Búa liềm vàng lần thứ 3 nhận được 1.825 tác phẩm. Trong đó có 950 tác phẩm loại hình báo in, 286 tác phẩm loại hình báo điện tử, 398 tác phẩm truyền hình, 163 tác phẩm phát thanh và 28 tác phẩm ảnh báo chí.
Nội dung các tác phẩm bám sát những vấn đề thời sự, phản ánh sinh động thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong năm 2018 với những chủ trương lớn và hành động quyết liệt đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ.
Hội đồng sơ khảo đã lựa chọn 101 tác phẩm thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí để đưa vào chấm chung khảo. Hội đồng chung khảo thống nhất chọn ra 56 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải.
Trong đó có 4 Giải A, 10 Giải B, 15 Giải C, 25 Giải Khuyến khích và 2 giải mới là Giải cho tác phẩm xuất sắc của tác giả cao tuổi, Giải cho tác phẩm xuất sắc của tác giả trẻ tuổi.

Trao giải cho những cá nhân đoạt giải khuyến khích Giải Búa liềm vàng lần thứ III - 2018.
Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, giải Búa liềm vàng không chỉ là cơ hội để các cơ quan báo chí, các nhà báo tham gia tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, mà còn là dịp để chúng ta nhìn lại công tác xây dựng Đảng trong năm qua.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá, giải lần này có rất nhiều tác phẩm hay viết về cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
Theo đó, các tác phẩm không chỉ góp phần tích cực trong xây dựng Đảng, trong đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, mà còn góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.
Để giải “Búa liềm vàng” có uy tín, chất lượng hơn nữa trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban chỉ đạo, Ban tổ chức giải tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức giải một cách bài bản, chuyên nghiệp; xây dựng tiêu chí, thể lệ của giải phù hợp, sát thực tế.

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đài TNVN VOV trao phần thưởng cho những cá nhân đạt giải.
Chủ tịch Quốc hội cũng mong các nhà báo, các cộng tác viên ngày càng nâng cao nhận thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; không ngừng tìm tòi, đổi mới, đa dạng cách thức thể hiện; thể hiện tình cảm với Đảng, với nhân dân, với đất nước bằng những hành động cụ thể.
“Mỗi tin, bài trên báo chí, nhất là về công tác xây dựng Đảng sẽ tiếp tục giúp cho mỗi cấp ủy, tổ chức đảng làm tốt hơn vai trò lãnh đạo, định hướng cho cán bộ, đảng viên luôn phấn đấu, giữ vững bản lĩnh của người cộng sản, thật sự là tấm gương sáng trong cuộc sống và công việc, vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng để Đảng ta luôn xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân như lời dặn của Bác Hồ”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức giải sẽ phát động Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IV – năm 2019.
Bình luận (54)
Phản đối, là phụ huynh chúng tôi phản đối việc này. Áp lực coi việc học của HS như trò xổ số, may rủi. Chúng tôi ủng hộ Toán Văn Anh trên cả nước.
Học đều, thi nhẹ nhàng tất cả các môn mới là đúng tính chất kiến thức phổ thông, ko học tủ học lệch
Thật là suy nghĩ thiển cận, lấy sự nghiệp giáo dục như trò chơi loto
Tôi luôn thắc mắc tại sao bộ giáo dục luôn đặt ra tiêu chí phổ cập giáo dục, nhưng thi vào 10 lại gây áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội đến vậy? Khi một đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới nếu không đỗ cấp 3, nó sẽ hụt hẫng như mất cả tương lai. Vì sao lại ví von vậy, vì rằng khi các con bước ra ngoài đời, muốn đi làm ở đâu ít nhất cũng phải có bằng cấp 3. Vậy thử hỏi khi đó các con sẽ làm được việc gì để cống hiến cho xã hội??? Tôi nghĩ phổ cập là phải tạo cho các con môi trường học tập thoải mái, từ đó tạo cho các con hứng thú và đam mê học tập. Bộ giáo dục vẫn sẽ đưa ra các kỳ thi phân loại, đánh giá học sinh, nhưng không nên gây áp lực quá lớn như vậy. Học sinh cần được lựa chọn môn học và môn thi phù hợp với năng lực. Đồng ý rằng, trên chặng đường học tập đó của các con cần có sự tư vấn, định hướng của các thầy cô và gia đình.
Nếu nói như bài viết ở trên thì nên cho thi hết các môn quan trọng như kỳ thi TN TPHT cho rồi? Người viết chắc không phải là GV nên mới có nhận xét như vậy. Thử hỏi các GV xem? nhất là các GV dạy môn không có thi tuyển sinh 10, xem học sinh học hành ra sao? vào lớp có coi trọng môn học không thi TS 10 không? Thậm chí trong giờ học các môn không thi TS 10 còn mang các môn thi đó ra ôn tập, bất chấp GV nhắc nhở? Rồi chưa kể BGH nhà trường chỉ lo tập trung cho các môn thi TS 10, điển hình nhất là việc phụ đạo hs yếu kém thì chỉ chọn 3 môn Văn, Toán, Anh mà không phải là tất cả các môn, trong khi chúng ta hay nói môn học nào cũng quan trọng, không lẽ các môn không thi TS 10 không có HS yếu nên không cần phụ đạo?
Nói chung, Khi HS THCS biết trước 3 môn thi TS 10 thì 90% HS chỉ lo tập trung học 3 môn đó để thi, các môn còn lại không quan tâm, học cho đủ điểm để xét tốt nghiệp. Riêng phụ huynh cũng coi thường các môn học khác, khi GV các môn không thi TS 10 phản ánh HS không học tập tốt, có thái độ không tốt, . . . thì phụ huynh nói "Môn không thi tốt nghiệp là gì căng dữ vậy?". Mục tiêu Giáo dục Việt Nam là "Giáo dục toàn diện", như vậy nếu cố định 3 môn thi cho HS biết trước thì liệu các môn không thi TS 10 trong 4 năm học THCS sẽ học tập ra sao? có còn đúng với mục tiêu của Giáo dục Việt Nam hay không?
Các em có năng khiếu về Tự nhiên hay xã hội thì đã chọn các trường chuyên theo đúng năng khiếu của các em rồi, vậy nên, việc không công bằng giữa hs có năng khiếu xã hội trong khi bốc thăm trúng môn tự nhiên (và ngược lại) là không chênh lệch bao nhiêu nếu tất cả đều đã chuẩn bị học tập nghiêm túc các môn ngay từ đầu cấp.
Thi chuyên thì cũng phải thi 3 môn chung.
Thế ông làm vị trí gì trong tổ chức của ông? Chẳng nhẽ ông làm tốt tất cả mọi việc trong đơn vị ông? Cái gì là vừa hồng vừa chuyêN? Tại sao cái ông không làm được mà ông lại bắt người khác làm.
Nhưng ấn định toán văn ngoại ngữ thì những học sinh không học tốt ngoại ngữ sẽ bị thiệt
Chủ trương tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2, thì thi Văn, Toán, Anh cũng là hợp lí.
Học sinh là người thi nhưng BGD lại là người ra quyết định, hỏi thử đã bao giờ thật sự đặt bản thân mình vào tình thế của học sinh chưa vậy? Ý kiến học sinh thì chưa bao giờ thấy hỏi nhưng bề trên đã soạn sẵn đường đi cho hsinh rồi