• 9
  • Zalo

Nguy cơ vỡ nợ chục tỷ USD nếu hồi tố giá FIT, NĐT than bị 'đem con bỏ chợ'

Đầu TưThứ Ba, 11/03/2025 14:01:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Đối diện với việc giá điện ưu tiên FIT bị hồi tố và truy thu lại tiền nguy cơ gây vỡ nợ, ông Thịnh bức xúc nói không khác gì bị "đem con bỏ chợ".

Lo vỡ nợ chục tỷ USD

Ông Bùi Văn Thịnh - Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Mặt trời Bình Thuận - cho biết, ông là một trong 28 nhà đầu tư ký vào đơn cùng kiến nghị về các dự án năng lượng tái tạo vận hành thương mại (COD) khi chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu. Theo đó, 13 nhà đầu tư nước ngoài cùng 14 doanh nghiệp trong nước và 1 hiệp hội ngành năng lượng như "ngồi trên lửa" trước nguy cơ các hợp đồng mua bán điện đã ký có thể bị rà soát, điều chỉnh lại giá mua bán. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc thiếu giấy tờ, thủ tục liên quan tới COD là không đáp ứng đủ điều kiện hưởng giá FIT.

Có 173 nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời, điện gió nối lưới gặp tình huống này. Trong đó, gần 150 dự án điện mặt trời tập trung đang hoạt động trên hệ thống điện quốc gia.

28 nhà đầu tư năng lượng tái tạo nguy cơ vỡ nợ 13 tỷ USD nếu hồi tố giá điện ưu tiên FIT. (Ảnh minh họa)

28 nhà đầu tư năng lượng tái tạo nguy cơ vỡ nợ 13 tỷ USD nếu hồi tố giá điện ưu tiên FIT. (Ảnh minh họa)

Việc hồi tố có thể khiến các nhà máy điện tái tạo không còn được hưởng giá bán điện ưu đãi 9,35 cent/kWh của FIT1 hay 7,09 cents của FIT2. Nếu yêu cầu này được thực hiện, các doanh nghiệp ước tính có thể thiệt hại gần 100% vốn chủ sở hữu của các dự án, tương ứng hơn 13 tỷ USD. Hàng loạt doanh nghiệp nguy cơ vỡ nợ.

Ông Thịnh còn cho biết thêm, mặc dù các doanh nghiệp đã tuân thủ quy định về năng lượng tái tạo nhưng kể từ tháng 9/2023, nhiều dự án đã bị trì hoãn thanh toán hoặc chỉ nhận được thanh toán một phần theo các hợp đồng mua bán điện (PPA) đã ký với EVN. Việc này tác động tài chính rất nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, nhất là với một số dự án đã và đang đối mặt với việc phải vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho các tổ chức cho vay trong nước và quốc tế.

"Cả trăm nghìn tỷ đồng rót vào lĩnh vực này, chúng tôi đã kỳ vọng sẽ kịp hòa lưới và COD trước thời gian ưu đãi. Vậy mà bây giờ dự kiến khoảng 15.000 MW điện gió/điện mặt trời bị ảnh hưởng nếu rà soát lại, trong khi đa số các dự án này mới trả nợ được khoảng 30-40% tổng giá trị khoản vay.

Theo tính toán, nếu bị hồi tố giá bán điện và không còn được hưởng ưu đãi, giá điện sẽ giảm khoảng 25% so với giá hiện hữu, cũng như chúng tôi phải thực hiện bù trừ phần doanh thu trước đó. Điều này dẫn tới các dự án rơi cảnh nợ xấu do dòng tiền không đủ trả nợ, ảnh hưởng không chỉ doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đến bức tranh nợ xấu và dòng tiền của các ngân hàng", ông Thịnh nói.

Ông Thịnh chia sẻ, mặc dù được ưu đãi đầu tư nhưng vào thời điểm năm 2019 khi các dự án nở rộ, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên đều phải thuê chuyên gia tư vấn và nhà thầu nước ngoài khiến chi phí bị đẩy lên cao. Đặc biệt giá pin mặt trời cũng cao gấp khoảng 150-200% so với hiện tại.

"Nếu lấy giá quy chiếu bây giờ để nói rằng giá hồi đó quá cao và hồi tố lại thì sẽ thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp", ông Thịnh khẳng định.

Không hợp pháp luật?

Bên cạnh việc bức xúc vì quyền lợi trực tiếp của mình bị ảnh hưởng, các nhà đầu tư năng lượng tái tạo còn cho rằng việc hồi tố giá FIT là không đúng với Luật Đầu tư.

Ông Thịnh phân tích, quy định tại thời điểm các dự án này đạt COD không yêu cầu chấp nhận nghiệm thu. Thực tế, Thông tư 10 ngày 9/6/2023 của Bộ Công Thương mới đưa yêu cầu phải có văn bản này trước khi xin cấp giấy phép hoạt động điện lực. Trong khi đó, các dự án này đều vận hành COD trước hoặc trong năm 2021. Việc này đi ngược với nguyên tắc không được áp dụng hồi tố của Luật Đầu tư.

Từ những yếu tố trên, ông Thịnh cho rằng, các cơ quan quản lý cần quan tâm đến việc bảo lưu ngày COD ban đầu và giá mua điện FIT đã thỏa thuận theo PPA cho các dự án này và yêu cầu EVN thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. “Theo các hợp đồng PPA đã ký kết, EVN có nghĩa vụ thực hiện mua điện từ các dự án này với mức giá FIT đã thỏa thuận kể từ ngày COD đã được EVN chấp thuận trước đó”, ông Thịnh nêu kiến nghị của các nhà đầu tư.

Ông Thịnh còn bày tỏ e ngại về việc môi trường đầu tư bị ảnh hưởng. vì theo tính toán, xấp xỉ 30% số dự án bị ảnh hưởng có tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhận định về nội dung này, TS. Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng, để tường tận sự việc, cần phải xem xét nội dung của hợp đồng giữa EVN và nhà đầu tư năng lượng tái tạo.

“Để được hưởng giá FIT thì cần phải dựa vào căn cứ nào, quy định đó có phù hợp hay không. Và ngay cả khi các nhà đầu tư không còn được hưởng giá FIT nữa thì cũng cần phải xem xét chi tiết của hợp đồng và lý do cụ thể có đúng hay không, đồng thời cũng phải làm rõ xem nhà đầu tư có vi phạm gì không.

Trường hợp nếu nhà đầu tư sai thì xử lý là đúng, nhưng cần cho họ biết lý do. Ngược lại, nếu nhà đầu tư đúng thì nên trả quyền lợi về cho họ theo đúng quy định của hợp đồng. Kết luận của Thanh tra Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ là căn cứ để xem xét, điều chỉnh nếu cần”, ông Sơn nêu ý kiến.

Theo kết luận số 1027/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, các dự án năng lượng tái tạo đã được công nhận COD và đang hưởng giá FIT1, FIT2, nhưng lại chưa có văn bản chấp thuận nghiệm thu tại thời điểm COD đã gây thiệt hại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - đơn vị 100% vốn Nhà nước.

Để khắc phục hậu quả, Bộ Công Thương đưa ra phương án các dự án đang được hưởng giá FIT có vi phạm theo kết luận của thanh tra do không đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng giá FIT thì không được hưởng giá FIT ưu đãi, mà phải xác định lại giá mua bán điện theo quy định. Đồng thời, thu hồi lại các khoản giá FIT ưu đãi đã được hưởng không đúng thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, có 173 nhà máy/phần nhà máy điện mặt trời, điện gió nối lưới gặp tình huống này.

PHẠM DUY
Bình luận (9)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Có tiền sử bị huyết áp hay tim mạch hoặc bệnh nan y khác mà vẫn lái xe , là rất nguy hiểm cho bản thân và nhiều người khác , cần phải cấm triệt để , đừng ngụy biện .

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Từ khi dịch côvit bùng giờ rất nhiều người bị đột quỵ cả già lẫn trẻ ko nói mạnh được đâu đang khỏe mạnh tự nhiên lăn đùng ngã ngửa mình chỉ mong mọi người khỏe mạnh

7
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Chú út nhà mình cũng vậy.. Lái xe gần 20 năm mà đg đi thì đột quỵ nhẹ và đâm vào đít xe khác rồi gục luôn. May mà phát hiện kịp thời. Ko ảnh hưởng tới tính mạng , nhưng ko bao giờ đi dc xe nữa!

2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Bệnh tật không từ một ai, và đến bất cứ lúc nào. Nếu không phải vì rượu bia thì chia sẻ cùng bác

8
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Kể cả người khỏe mạnh cũng không biết bệnh tật sẽ đến với mình khí nào mà đề phòng.

11
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

vậy ông lái xe ra đường lại là mối nguy hiểm cho người khác!!!

5
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Ông có biết trước khi ra đường ông sẽ bị bệnh gì khi lưu thông không. Người ta chỉ dùng từ hiểm hoạ khi biết nguy mà vẫn thực hiện. Còn khi là công dân thì ai cũng có quyền đi lại giống nhau. Tôi ít bình luận nhưng đọc bình luận của ông tôi không thấy sự cảm thông và chia sẻ với nạn nhân, dù chưa biết sai đúng như nào.
Ông hơi cá nhân với đồng loại và đồng tộc của mình đấy

22
2 năm trước Phản hồi
vtcnews.vn

Sức khỏe như vậy mà lái xe đúng là hiểm hoạ cho xã hội. May mà chưa đâm vào đám người chờ đèn đỏ như cậu nhóc 16 tuổi được cha nhường cho tay lái

6
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Vấn đề sk thì không phải lúc nào cũng đề phòng được

12
2 năm trước Phản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Tin mới