Đêm qua và sáng nay 1/10, khu Tây Bắc, Việt Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa từ 19h ngày 30/9 đến 8h ngày 1/10 có nơi trên 140mm như: Tả Giàng Phình (Lào Cai) 258,8mm, Mỏ Vàng (Yên Bái) 206,8mm, Quảng Khê (Bắc Kạn) 147,2mm, Nga Sơn (Thanh Hóa) 254,8mm…
Trong sáng cùng ngày, các khu vực trên duy trì hình thái thời tiết mưa, mưa vừa và rải rác dông, cục bộ có nơi mưa to.
Từ chiều cùng ngày đến ngày 2/10, Nam Nghệ An đến Thừa Thiên Huế hứng đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm, nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn (trên 100mm/6h).

Từ nay đến 2/10, lũ trên sông Thao tiếp tục lên nhanh, nguy cơ cao ngập lụt ở Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang. (Ảnh minh hoạ: Truyền hình Lào Cai)
Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng đưa ra cảnh báo lũ trên sông Thao.
Mực nước trên sông Thao (Hồng) lên nhanh. Lúc 7h ngày 1/10, mực nước trên sông Thao tại Lào Cai là 80,04m (trên BĐ1: 0,04m); tại Yên Bái 27,03 (dưới BĐ1 2,97m).
Từ hôm nay đến 2/10, mực nước sông Thao tiếp tục lên nhanh. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái khả năng đạt mức BĐ2-BĐ3, mực nước tại Yên Bái ở mức BĐ2 (với dự kiến xả của thủy điện Đồng Sung là 2.500m3/s).
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.
Cơ quan khí tượng cũng cảnh báo lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An trong những giờ tới, đặc biệt các địa phương dưới đây:
Tỉnh/Thành phố | Quận/Huyện/Thị xã |
Lai Châu | Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, TP Lai Châu |
Điện Biên | Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Tuần Giáo |
Sơn La | Bắc Yên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Vân Hô |
Hoà Bình | Lạc Thủy, Mai Châu |
Lào Cai | Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Mường Khương,Văn Bàn, Bảo Yên, Sa Pa, TP Lào Cai |
Yên Bái | Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, TP Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ |
Hà Giang | Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Bắc Quang, Xín Mần, TP Hà Giang, Quang Bình |
Tuyên Quang | Chiêm Hóa, Lâm Bình, Na Hang, Yên Sơn |
Phú Thọ | Thanh Thuỷ, Yên Lập |
Bắc Kạn | Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Pác Nặm |
Thái Nguyên | Đại Từ, TP Phổ Yên, TP Sông Công, TP Thái Nguyên |
Cao Bằng | Bảo Lạc, Hà Quảng, Hoà An, Nguyên Bình |
Thanh Hoá | Bá Thước, Lang Chánh, Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân |
Nghệ An | Con Cuông, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Tương Dương |
Bình luận (4)
Lại áp lực,sao đòi dạy thêm kiếm tiền lại không áp lực...đăy với là áp lực của phụ huynh,hs.
Rất chia sẻ với ý kiến của Bà, tuy nhiên cần có cái nhìn rất tổng thể chung, cần nhận thức nhà trường cũng là bộ phận của xã hội, vậy ai thu BHYT cho học sinh là đúng nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội nhất ??? hay chỉ là ý kiến rồi không chỉ ra được ai thu ??? và không thu được thì học sinh của mình ốm đau bệnh tật thì sao ??? chưa nói mình là viên chức thì tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ các quy định của Đảng, PL Nhà nước, trong tuyên truyền đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. TBT đã nói phải tinh giản, đơn giản, tiết kiệm thời gian chi phí cho xã hội thì mới có kỷ nguyên vươn mình trong thời gian tới được, thêm 1 việc nhỏ thu tiền nộp BHYT của học sinh mà đùn đẩy??? Hiện nay tỷ lệ học sinh tham gia BHYT đã tiệm cận toàn dân rồi nếu không có sự chung tay của nhà trường, giáo viên thì có được kết quả như vậy hay không ??? qua đó để thấy được kết quả trên vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào của mình trong hiện thực chính sách nhân văn cao cả của Đảng Nhà nước là chăm lo sức khỏe cho Nhân dân.
Bạn cứ làm công tác giáo viên chủ nhiểm lớp lúc đó sẽ biết
Đây là một sự thật. Áp lực dây chuyền từ trên xuống: Tỉnh xuống huyện, huyện xuống hiệu trưởng, hiệu trưởng đưa GVCN. GVCN phải thu đủ loại: BHYT, BHTN, học phí, các loại quỹ (nếu có). Nên "cởi trói" việc thu tiền cho GVCN để họ giảm áp lực, có thêm thời gian cho các hoạt động khác.