"Tôi đã giúp Messi tập đá phạt đền", Neymar tiết lộ trong cuộc phỏng vấn gần đây. Trong thời gian bộ đôi này tái hợp ở Paris Saint-Germain, Lionel Messi hỏi Neymar cách thực hiện các quả phạt đền. Điều này diễn ra không lâu trước khi Messi tham dự World Cup 2022, giải đấu mà anh cùng đội tuyển Argentina giành chức vô địch.
Neymar kể lại: "Trong một buổi tập, anh ấy hỏi tôi đá phạt đền thế nào. Tôi nghĩ "Anh bị hâm à? Anh là Messi mà. Cái gì tôi làm được thì anh cũng làm được". Thế rồi tôi dạy anh ấy cách đá của mình".
Messi học cách sút phạt đền của Neymar.
Bí quyết trong cách sút phạt đền mà Neymar dạy cho Messi là nhìn thẳng vào thủ môn cho đến khi chạm bóng. Điều này giúp Messi quan sát kỹ hơn nhịp di chuyển của thủ môn, không bị lộ hướng sút qua ánh nhìn, qua đó dễ đánh lạc hướng thủ môn hơn. Ngoài ra, việc nhìn chằm chằm vào đối thủ cũng có tác dụng gây sức ép.
Messi luôn được nhìn nhận là một chuyên gia sút phạt. Tại mọi đội bóng mà anh khoác áo, từ đội tuyển Argentina đến Barcelona, PSG và nay là Inter Miami, Messi luôn được ưu tiên đá phạt đền. Tuy nhiên, siêu sao 37 tuổi cũng có không ít kỷ niệm buồn liên quan đến chấm đá phạt 11 mét.
Theo dữ liệu của Transfermarkt, Messi từng đá hỏng 31 quả phạt đền trong các trận chính thức. Ngoài ra, anh có vài cú đá hỏng luân lưu quan trọng, tiêu biểu là trận chung kết Copa America 2016. Pha bỏ lỡ của Messi ở lượt sút đầu tiên góp phần khiến Argentina thất bại.
Tại World Cup 2022, Messi ghi 7 bàn thì có tới 4 quả phạt đền. Ngoài ra, siêu sao người Argentina còn có 2 cú đá luân lưu thành công ở các trận tứ kết và chung kết. Lần duy nhất Messi đá hỏng phạt đền tại giải đấu này - bị thủ môn Ba Lan Wojciech Szczesny cản phá - là khi anh không nhìn vào thủ môn như phương pháp học được từ Neymar.
Sau World Cup 2022, Messi tiếp tục thực hiện các quả phạt đền theo kiểu này. Trước khi Neymar tiết lộ câu chuyện, nhiều cổ động viên trên mạng xã hội đã phát hiện ra thói quen mới của Messi giống với phong cách của người đồng đội cũ tại PSG.
Bình luận (26)
Nếu họ đi du học bằng tiền ngân sách mà không về mới là đáng trách .Nhưng họ đi du học bằng tiền cá nhân hoặc vay mượn thậm chí bán cả nhà để cho con cái đi du học , đấy là họ đầu tư cho tương lai con cái họ thì bạn có quyền gì nói họ ích kỷ .Đầu tư cho con cái đi du học cũng vài tỉ ..Về nước liệu có tìm được việc làm theo đúng chuyên môn , mức lương thế nào . Đóng góp cho đất nước đâu cứ phải trở về ?
Kinh te thi truong mo cua roi, dieu do the hien moi truong cua ta kem canh tranh de ruoc nhan tai ve lam viec o chinh que huong cua ho.
Về nước bị đì cho sướng hả trời!!!
Mỗi người đều có năng lực riêng, thế mạnh riêng. Mỗi môi trường, mỗi đất nước cũng có đặc thù riêng. Có người về nước thì thành công, nhưng rất nhiều người thì không. Những bạn trẻ đi du học tự túc có thể ở nước sở tại họ là nhân tài, khi về nước là kẻ vô dụng tốn cơm nuôi. Đơn giản vì các bạn không ở đúng chỗ của họ. Nếu con chuồn chuồn không ngoi lên khỏi mặt nước, không vỗ đôi cánh bay đi thì nó chỉ sớm kết thúc cuộc đời một cách vô ích mà thôi. Về hay ở nên để tự mỗi người quyết định, chỉ có họ mới biết được ở đâu là phù hợp. Dù họ không gửi một đồng kiều hối về nước, chỉ cần họ thành công đã là sự đóng góp cho đất nước. Không phải báo chí vẫn thường xuyên cập nhật về những người gốc Việt thành công trên thế giới hay sao. Hãy bỏ cách suy nghĩ ích kỷ nông cạn như của tác giả đi. Nên suy nghĩ bản thân mình có thể đóng góp gì cho dân tộc thay vì đòi hỏi người khác phải làm theo suy nghĩ hẹp hòi của mình.
Tại sao chúng ta lại suy nghĩ hạn hẹp, tại sao phải trở về mới là không ích kỷ. Thế giới phẳng rồi, nơi nào các con sống tốt được, phát triển bản thân được nơi đấy là quê hương. Các con đóng góp cho nhân loại nói chung cũng là đóng góp. Tại sao cứ phải chen chúc nhau trong hình chữ S chật hẹp này mới là không ích kỷ. Bố mẹ thì cũng tự lo cho bản thân đi đừng là gánh nặng cho bất kỳ ai cả.
Đây cũng là một điều mà những lãnh đạo đất nước phải suy nghĩ vì tiên trách kỷ hậu trách nhân đó là hệ quả của công tác giáo dục đào tạo ở trong nước còn rất nhiều điều bất câpj chúng ta cũng đừng vội trách lớp trẻ không yêu nước ích kỷ cá nhân.
Du học sinh tự túc so với học lực của thí sinh giải lên đỉnh Olympia thì thua xa nhiều lắm. Ây vậy 99% thí sinh Olympia không về nước thì đất nước ta vẫn phát triển như vũ bão thành con rồng đông nam á đó thôi. Đất nước phát triển không nhờ vào những du học sinh hay thí sinh Olympia này nên họ có về hay không về thì cũng như nhau nên không có gì gọi là ích kỷ cả. Về bản chất họ không khác gì những người đi làm thuộc diện XKLĐ chỉ khác là cái tên gọi nó danh giá và nghe sang hơn thôi. Tổng bí thư Tô Lâm đã nói khi trả lời phỏng vấn ở Mỹ rồi, không cần phải về...ở đâu cũng được, miễn là phát triển cống hiến.
Qua can 10kg thi khong the lap vao cai can 5kg, nguoc lai thi duoc.
Thí sinh Olympia cũng chỉ là máy học ở thời điểm còn ngồi trên lớp, trên giảng đường; kỹ năng và khả năng học tốt không đồng nghĩa với năng lực làm việc tốt và khả năng đóng góp cao hơn ở giai đoạn đi làm. Các tài năng người Việt thành công ở nước ngoài có mấy ai bước ra từ Olympia hả bạn? Cá nhân mình thấy đa số thí sinh Olympia đều có tỷ lệ cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi du học và hòa nhập với môi trường ở nước bạn, do các em chỉ chăm chăm học nhồi lý thuyết, luyện tủ, giải đề... Điểm yếu cần cải thiện nhiều nhất là khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy, cách thức làm việc đội nhóm...
Xin lỗi vì bình luận hơi lạc đề. Một góc nhìn chủ quan hạn hẹp của cá nhân mình.