• Zalo

Mang thai 'nhầm', 2 cặp vợ chồng run rẩy biết mình sinh ra con của người khác

Chuyện bốn phươngThứ Tư, 15/12/2021 09:09:03 +07:00 Google News

Nhìn màu da và tóc của đứa con vừa sinh, Alexander run rẩy nghĩ đến khả năng vợ chồng anh vừa sinh ra đứa con của người khác.

Một cặp vợ chồng ở Los Angeles (Mỹ) đang kiện phòng khám sinh sản của họ sau khi một sự trộn lẫn phôi thai khiến họ phải mang và bắt đầu nuôi con của một cặp vợ chồng khác. Đơn kiện nêu ra 10 khiếu nại, bao gồm sơ suất y tế, sơ suất và vô ý gây đau khổ về mặt tinh thần.

Tổn thương

Alexander Cardinale rất đỗi vui mừng khi cô con gái thứ hai chào đời vào tháng 9/2019. Anh và vợ là Daphna đã cố gắng trong nhiều năm để có thêm thành viên cho gia đình và họ đã trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm cả một lần thất bại, để cuối cùng thụ thai. Vợ chồng anh Alexander Cardinale cho biết, họ tin tưởng phòng khám sinh sản của mình là Trung tâm Sức khỏe sinh sản California và bác sĩ, tiến sĩ Eliran Mor, người được bạn bè giới thiệu thực hiện hỗ trợ sinh sản cho vợ chồng anh. Nhưng khi đứa con của họ được sinh ra, Alexander không thể không chú ý đến làn da đen hơn và mái tóc đen nhánh của cô. 

"Tôi ngay lập tức cảm thấy run rẩy, bối rối. Ngay khi ấy, tôi đã cảm thấy có điều gì đó không ổn", anh nói trong buổi họp báo. Theo thời gian, tình yêu và sự nghi ngờ của cả hai vợ chồng ngày càng lớn. Khoảng hai tháng sau, xét nghiệm ADN cho thấy đứa con của họ không có quan hệ di truyền với cha và mẹ.

Họ không biết phôi thai của mình ở đâu và liệu nó có trở thành một đứa trẻ hay không. "Nỗi sợ hãi lớn nhất với vợ chồng tôi chính là điều này. Liệu tôi có bị mất con không?’", chị Daphne nói.

Nhiều tuần sau khi kết quả xét nghiệm AND được thực hiện và gia đình anh Alexander thông báo tới Trung tâm hỗ trợ sinh sản nơi họ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, phòng khám nói với họ rằng, đã phát hiện ra một cặp vợ chồng khác mang và đang nuôi con gái ruột của họ. 2 cặp vợ chồng sau đó đã phải ra tòa để hoán đổi những đứa trẻ trở lại một cách hợp pháp.

Daphna nói trong cuộc họp báo: "Ký ức của chúng tôi khi sinh con sẽ luôn bị nhuốm màu bởi thực tế đau đớn rằng đứa con ruột của chúng tôi đã được trao cho người khác. Đứa bé mà tôi đã mang nặng đẻ đau để mang đến thế giới này lại không phải là đứa con của tôi để giữ lại".

Mang thai 'nhầm', 2 cặp vợ chồng run rẩy biết mình sinh ra con của người khác - 1

Olivia Cardinale với em gái không phải ruột thịt của mình

Một điều tổn thương nữa, đó là vợ chồng Alexander trước đó đã có 1 con gái tên là Olivia Cardinale. Khi đứa trẻ thứ hai được sinh ra, Olivia đã rất gắn bó với em của mình. Nhưng sau khi hai vợ chồng họ phải giải thích rằng, em gái của Olivia lâu nay thực tế không phải là em gái và không thể sống cùng với gia đình nữa. "Khi nghe mẹ nói vậy, Olivia đã òa khóc và kiên quyết không có ai động vào đứa em của mình", Daphna nói và lo lắng rằng con gái lớn của mình sẽ mất niềm tin vào cha mẹ.

Đây không phải trường hợp trộn phôi đầu tiên

Vào năm 2019, một cặp vợ chồng ở thành phố New York cũng đã kiện Trung tâm sinh sản CHA có trụ sở tại Los Angeles do sự cố tương tự. 2 đứa trẻ được cho là sinh đôi nhưng khi cặp vợ chồng nghi ngờ đi kiểm tra thì biết chúng không có liên quan sinh học với họ hoặc với nhau. Sau nhiều năm đấu tranh, những đứa trẻ mới được giao về cho cha mẹ ruột của chúng.

Peiffer Wolf Carr Kane & Conway, công ty đại diện cho gia đình anh Alexander Cardinale, cho biết, họ đã xử lý hàng trăm trường hợp hành vi sai trái của trung tâm sinh sản, từ thất lạc phôi đến việc bác sĩ sử dụng tinh trùng của chính anh trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm mà không có sự đồng ý.

Vào năm 2019, công ty đã thúc đẩy việc cần có những quy định giám sát tốt hơn đối với các phòng khám thụ tinh ống nghiệm và phòng khám sinh sản, nơi được cho là ít bị quản lý hơn so với các tiệm cắt tóc và tiệm làm tóc. Theo hãng tin NBC News, hiện không có một cơ quan chính phủ nào giám sát ngành công nghiệp sinh sản, bao gồm gần 500 phòng khám và trung tâm. Điều đó có nghĩa là không ai quản lý cách các trung tâm sinh sản dán nhãn mô như phôi hoặc các trung tâm kỷ luật không tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn.

Tuy nhiên, một biện pháp tự điều chỉnh đến từ Hiệp hội công nghệ hỗ trợ sinh sản Mỹ, một tổ chức phi lợi nhuận, yêu cầu các tổ chức thành viên phải quảng cáo trung thực, báo cáo chính xác kết quả và làm việc với các phòng thí nghiệm được công nhận trên toàn quốc. Nhưng ngay cả những tổ chức được đánh giá cao về qui trình thực hiện hỗ trợ sinh sản không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được sơ suất hoặc sai sót.

(Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)
Bình luận
vtcnews.vn