• Zalo

Liệu Trái đất có bị Hố đen nuốt chửng?

Khám pháChủ Nhật, 31/12/2023 18:00:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Hố đen luôn được xem là một vật thể nguy hiểm trong vũ trụ và đã có không ít ngôi sao bị chúng nuốt chửng.

Theo định nghĩa của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Hố đen là một vùng không gian trong vũ trụ nơi vật chất trở nên dày đặc đến mức lực hấp dẫn của nó sẽ không để bất cứ thứ gì thoát ra ngoài kể cả ánh sáng.

Thời gian được xác định gần như dừng lại ở rìa của Hố đen và trung tâm của nó có thể ẩn giấu một điểm có thể tích vô cùng nhỏ và mật độ vô hạn, nơi mọi định luật vật lý bị phá vỡ.

Khả năng Trái đất bị một Hố đen nuốt chửng là cực kỳ thấp trừ khi xuất hiện một Hố đen vãng lai bên trong Hệ Mặt Trời.

 Khả năng Trái đất bị một Hố đen nuốt chửng là cực kỳ thấp trừ khi xuất hiện một Hố đen vãng lai bên trong Hệ Mặt Trời.

Khả năng Trái đất bị Hố đen nuốt chửng

Sở hữu sức mạnh khủng khiếp có thể nuốt chửng bất cứ thứ gì xui xẻo lọt vào vùng không gian chúng tồn tại và di chuyển qua. Không có gì ngạc nhiên khi những vật thể vũ trụ này đã trở thành chủ đề khoa học viễn tưởng kể từ khi Hố đen được giới khoa học định nghĩa vào năm 1964.

Bất chấp thực tế Hố đen là vật thể nguy hiểm, nhưng không có lý do nào để lo sợ Trái đất hay cả Hệ Mặt trời bị một siêu Hố đen nào đó nuốt chửng. Khả năng Trái đất một Hố đen đơn độc nuốt chửng cũng là điều cực kỳ khó xảy ra.

Theo các nhà khoa học, điều này đến từ khoảng cách giữa các Hố đen gần như so với Trái đất, mặt khác lực hấp dẫn của Hố đen không thể nuốt chửng một ngôi sao có cùng khối lượng với nó.

Nếu chúng ta thay thế Mặt trời bằng một Hố đen có cùng khối lượng, Trái đất và các hành tinh còn lại sẽ tiếp tục quay quanh Hố đen như hiện tại. Sẽ không có sự thay đổi rõ rệt nào về lực hấp dẫn tác động lên các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Tuy nhiên, nếu Mặt trời của chúng ta bị thay thế bởi một Hố đen, Hệ Mặt trời của chúng ta sẽ trở nên tối tăm và lạnh lẽo.

Cách duy nhất Trái đất có thể bị Hố đen nuốt chửng là nếu hành tinh của chúng ta tình cờ đi lạc qua chân trời sự kiện của một Hố đen đang lang thang. 

Tùy thuộc vào kích thước của Hố đen, vật chất trên Trái đất có thể bị kéo dài ra thành những hình dạng giống như mì spaghetti.

Tùy thuộc vào kích thước của Hố đen, vật chất trên Trái đất có thể bị kéo dài ra thành những hình dạng giống như mì spaghetti.

Điều gì xảy ra khi Trái đất rơi vào Hố đen?

Trong một kịch bản Trái đất bị một Hố đen nuốt chửng, những điều xảy ra sau đó sẽ rất thảm khốc, Gaurav Khanna - nhà vật lý Hố đen tại Đại học Rhode Island cho biết.

"Khi Trái đất đến gần Hố đen, thời gian sẽ chậm lại. Và tùy thuộc vào kích thước của Hố đen, vật chất có thể bị kéo dài ra thành những hình dạng giống như mì spaghetti". Khanna cho biết.

Ngay cả khi hành tinh sống sót sau quá trình "mì ống" này, thì Trái đất sẽ bị ràng buộc bởi điểm kỳ dị nhỏ và dày đặc nơi nó sẽ bị thiêu rụi bởi áp suất và nhiệt độ của một lực hấp dẫn không thể đo lường được.

Do đó chúng ta có thể loại trừ khả năng một Hố đen đã nuốt chửng Trái đất vào một thời điểm nào đó trong lịch sử của nó. Nói cách khác hành tinh chúng ta sẽ bị xóa sạch trong tích tắc. 

Tuy nhiên vẫn còn một kịch bản khác đó là Trái đất sẽ tồn tại sau khi bị Hố đen nuốt chửng.

“Một Hố đen trông rất giống vụ nổ Big Bang đảo ngược. Trong khi một Hố đen sụp đổ tại một điểm rất nhỏ và có mật độ vật chất cao, vụ nổ Big Bang cũng bùng nổ từ một điểm như vậy", Khanna phân tích.

Một giả thuyết cho rằng Vụ nổ Big Bang đầu tiên là điểm kỳ dị của một Hố đen trong vũ trụ mẹ lớn hơn. Trung tâm vật thể trở nên dày đặc bị nén và nén, “cho đến khi bằng cách nào đó nó nổ tung và một vũ trụ sơ sinh được hình thành bên trong Hố đen".

Lý thuyết này, được gọi là vũ trụ học Schwarzschild, nó cũng gợi ý rằng vũ trụ của chúng ta hiện đang mở rộng bên trong một Hố đen là một phần của "vũ trụ mẹ".

Điều này dẫn đến một giả thuyết khác là Trái đất có thể tồn tại bên trong một Hố đen sau khi hành tinh của chúng ta bị nuốt chửng.

Tiến sĩ Samir Mathur, Đại học Ohio (Mỹ) cho rằng, Hố đen không phá hủy mọi thứ mà nó hút vào. Nó thậm chí tạo ra một “ảnh ảo” của vật thể và tiếp tục tồn tại.

Trái đất có thể tồn tại trên một bề mặt ảo bên trong Hố đen. Giả thuyết này rất thú vị cho rằng Hố đen chẳng khác nào một cỗ máy sao chép của vũ trụ vật thể này có một bề mặt khác.

Mọi thứ không bị cuốn hun hút vào tận sâu trong Hố đen mà nó rơi xuống một bề mặt nào đó. Hãy nhìn vào những con tem chống hàng giả, trong đó có một bề mặt chìm.

Nếu trường hợp này xảy ra, Trái đất có thể sẽ bình an ở một bề mặt bên trong một không gian khác. Tuy nhiên, bề mặt này phải có tất cả các điều kiện cần thiết để mô tả một đối tượng 3 chiều.

Trà Khánh(Nguồn: BBC)
Bình luận
vtcnews.vn