Tại kỳ họp thứ 40 (ngày 23 - 24/4), Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại Đảng bộ tỉnh An Giang và Sóc Trăng.

Ông Vương Bình Thạnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang (trái) và ông Trần Văn Chuyện, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Vương Bình Thạnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang; ông Trần Văn Chuyện, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Theo cơ quan kiểm tra của Đảng, những vi phạm của các cá nhân trên gây hậu quả nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vương Bình Thạnh và khiển trách ông Trần Văn Chuyện.

Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả giám sát đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cán bộ Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình và Bạc Liêu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cán bộ Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình và Bạc Liêu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ và việc quản lý, sử dụng đất trong các dự án đầu tư; việc kê khai tài sản, thu nhập.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bình luận (39)
Có rất nhiều trẻ con, và cả thanh niên thiếu nữ, sau khi rút tiền khỏi bao lì xì cất đi, vứt luôn cái bao xuống đất
Tôi cũng thử xem.
Tết chống mặt vì tiền lì xì
Lì xì theo quan niệm ngày xưa là giúp cho trẻ em tránh tà ma vì bao lì xì màu đỏ. Bạn có thể lì xì cho các con thứ khác cũng màu đỏ là được chẳng hạn như kẹo màu đỏ...
Ok nhất trí ngay
Năm Năm nay được nghỉ tới tiền Có ai cho tiền không
Nhà tôi đã làm thế được gần 10 năm rồi, không nhận mừng tuổi, và cũng không mừng tuổi người khác. Lúc đầu bọn trẻ và những người thân, họ hàng nhiều người không thích, nhưng vài năm thì họ quen dần. Bọn trẻ cũng không thắc mắc gì hết. Cơ bản vì tôi không muốn trẻ nhận tiền không có lý do chính đáng, và có sự so sánh người này mừng nhiều, người kia mừng chúng ít. Sau tết, lại phải thuyết phục chúng giao tiền lại, vì ko dám để chúng giữ tiền nhiều. Trong khi về lý, đó là tiền của trẻ, bố mẹ ko có quyền can thiệp. Việc lỳ xì ngày trước có thể là phong tục đẹp, nhưng không còn đẹp ở hiện tại. Không thể lấy lý do vì nó là truyền thống đẹp ngày xưa để níu giữ khi hiện tại nó xấu xí. Cái gì không còn giá trị tốt đẹp thì nên mạnh dạn bỏ đi. Và những người tiên phong như tôi và bạn, sẽ có thể vấp phải sự phản đối, nhưng sự thay đổi nào cũng cần có những người tiên phong, nếu ko có những người dám thay đổi đầu tiên, XH sẽ mãi lạc hậu.