• Zalo

Giải khát với ly trà đá, cẩn thận kẻo rước họa vào thân

Sức khỏeThứ Năm, 06/09/2018 12:16:00 +07:00 Google News

Một cốc trà đá để giải nhiệt mỗi khi khát và nóng bức là một quyết định không tồi của nhiều người, tuy nhiên, không phải ai cũng được dùng “thả ga”.

Hiện nay, có rất nhiều loại trà được người tiêu dùng sử dụng như: trà sâm, trà sen, trà gừng… Nhưng loại nước uống được nhắc đến nhiều nhất phải là trà đá, một loại trà được làm từ búp và lá cây chè được trồng nhiều ở vùng núi.

Với công dụng có thể đốt cháy chất béo, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch thì trà lại ngày càng trở thành thứ được ưa chuộng.

Hơn nữa, trà đá được dân công sở ưa thích vì thường tranh thủ uống gần nơi là việc, giá của mỗi cốc trà cũng khá rẻ, chỉ từ 3.000 – 5.000 đồng/cốc.

Tuy tốt và nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng biết, có một số người không nên thường xuyên sử dụng trà đá. Cụ thể:

Những người bị bệnh về hô hấp

Theo các chuyên gia, một số người bị bệnh viêm mũi, viêm phổi hay viêm phế quản không nên dùng trà đá. Bởi trà đá vốn có tính lạnh, dễ gây kích thích niêm mạc, đường hô hấp và vùng hầu họng.

Nếu sử dụng trà đá trong khi đang mang các bệnh trên sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

IMG-3504

  Không phải ai cũng có thể dùng trá đá như một thức uống giải nhiệt cho cơ thể

Người bị bệnh gan và sỏi thận

Trong trà đá có chứa một số chất như: Tannic và Cafeine, các chất này có tham gia vào quá trình trao đổi chất của gan khiến cho chức năng gan bị suy yếu.

Ngoài ra, trà đá cũng vô tình làm tăng kích thước và số lượng sỏi thận. Chính bởi lý do này, những người đang có vấn đề về gan, thận nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên uống trà đá để giữ gìn sức khỏe.

Những người hay lo lắng, khó ngủ

Nếu uống trà đá đặc, với lượng lớn và uống trước khi ngủ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bạn.

Người đang đói

Trà đá sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, hấp thụ một lượng lớn Cafeine vào cơ thể, gây chóng mặt, run chân, yếu tay và đánh trống ngực.

Bên cạnh đó, nếu uống trà đá khi đang đói cũng dễ khiến người dùng bị nhiễm lạnh hay ảnh hưởng tới hệ hô hấp, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới viêm phổi.

Người bị đau dạ dày

Những người bị đau dạ dày không nên uống trà đá, nhất là khi bụng đang trống rỗng, điều này sẽ làm tăng thêm mức độ của cơn đau, dẫn tới loét dạ dày và nguy hại tới lá lách.

Phụ nữ mang thai

Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ uống quá nhiều trá đá, chất Tannin trong trà đôi khi sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, cụ thể là sắt.

Ở một số nghiên cứu, nếu dùng quá mức trà xanh người mẹ sẽ hấp thụ lượng sắt kém đi từ 20 – 25%.

Ngoài ra, lượng Cafeine trong trà xanh cũng có thể mang lại những nguy hại cho não của trẻ nhỏ.

Để sử dụng trà một cách an toàn và đảm bảo sức khỏe, theo các chuyên gia, khi sử dụng, người dùng không nên pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng, không uống trà ngay sau khi ăn và uống trà cũ.

Nên uống trà nóng thay vì uống trà đá và chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc trà mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

Video: Lột trần sự thật sau clip dùng nước rửa chân pha trà đá cho khách

>>> Đọc thêm: Dùng tăm xỉa răng sau khi ăn, lợi ít - hại nhiều

Phạm Quý
Bình luận
vtcnews.vn