• 15
  • Zalo

Doanh nghiệp nhà nước: Thua lỗ, thất thoát, tham nhũng

Kinh tếThứ Tư, 31/05/2017 07:43:00 +07:00Google News

Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, thậm chí còn làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Đó là nhận xét của PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tại Hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân”, dưới sự chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương, do Trung tâm Thông tin Kinh tế phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức.

Hinh anh

Tại Hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân”, nhiều chuyên gia kinh tế đã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng một cách thẳng thắn.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò quan trong trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước song lại không được chú trọng đúng mức. Chính điều này đã cản trở thành phần kinh tế này phát triển và chưa thực sự phát huy được nội lực của mình.

TS Phạm Minh Điển, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) cho biết, qua các kỳ đại hội, Đảng đã có nhiều nghị quyết, kết luận bổ sung và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Từ chỗ cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến tháng 10/2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Video: Các chuyên gia kinh tế đóng góp ý kiến tham luận tại Hội thảo

Đến nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế.

“Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, thậm chí còn làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực” TS Điển nhận xét.

Theo TS Phạm Minh Điển, đối với kinh tế tư nhân, mấy thập niên qua đã tăng nhanh về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước.

Đến nay, có khoảng 60 vạn doanh nghiệp tư nhân và mấy triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, đang còn ẩn dấu nhiều tiềm năng lớn.

Giai đoạn 2006 – 2015, kinh tế tư nhân đóng góp hơn 40% GDP; 30% tổng giá trị công nghiệp; khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ; 35% tổng vốn đầu tư pháp triển; thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm.

Trong khi đó, PGS. TS Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì cho rằng, điểm nổi trội của kinh tế tư nhân trong nhiều năm qua chủ yếu là giải quyết việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Song đóng góp về GDP, vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ suất lợi nhuận… khu vực kinh tế tư nhân nhiều năm qua tương đối thấp, chưa có sự chuyển biến.

Về nguyên nhân, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng cho rằng do quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa, không có sự cải thiện qua nhiều năm, đầu tư vào công nghệ thấp nên tài sản cố định bình quân khoảng 7 - 8 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, còn rào cản hạn chế là sự bất cập giữa các luật đầu tư, bảo vệ môi trường, đất đai… cũng như chưa hiệu quả trong liên thông giải quyết thủ tục hành chính, nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề.

Đa số các đại biểu, chuyên gia, nhà quản lý đều cho rằng, định hướng chính sách nên xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính… nhằm tạo ra sự đối xử công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tư nhân.

Muốn vậy, trong thời gian tới cần phải sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chú trọng thực chất và hiệu quả. Đồng thời, cần khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc phát triển kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Lưu Thủy
Bình luận (15)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Theo tôi thì Lỗi ở UC và P.Tây, Nga muốn đàm phán theo ý họ thì nên chấp nhận là có hoà bình, chứ đánh nhau mãi mà không chịu đàm phán theo ý Nga thì cái sai hoàn toàn về UC Nato Mỹ nhé

3
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Tư tưởng mỗi dân tộc khác nhau.
Chiến tranh, xâm lược, xáp nhập, thôn tính, bành trướng..., sẽ chẳng bao giờ thay đổi nếu con người còn thống trị sức mạnh quân sự.

5
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Theo tôi thì Lỗi ở UC và P.Tây, Nga muốn đàm phán theo ý họ thì nên chấp nhận là có hoà bình, chứ đánh nhau mãi mà không chịu đàm phán theo ý Nga thì cái sai hoàn toàn về UC Nato Mỹ nhé

2 năm trước Phản hồi
vtcnews.vn

Kiep ko còn gì để mất , kiểu như ''nồi đồng đổi nồi đất '' .
Ai thiệt hơn ai ?

4
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Ucaina được Mỹ và phương tây kích động nên từ chối đàm phán và quyết chiến đến người Ucaina cuối cùng

8
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Uc bài xích người dân gốc Nga ở vùng thuộc Nga trước đây, nên Nga mới phải giải quyết bằng vũ lực. Nga rút về song Uc nó cho Nato đưa quân đến sát biên giới để đánh Nga ấy, ai cũng hiểu điều đó mà một mình không hiểu. Đợi đấy mà mỹ nó tha cho có hòa bình

8
2 năm trước Phản hồi
vtcnews.vn

Theo tôi nga rút quân về là hoà bình ngay, chẳng cần đàm phán

10
2 năm trước Phản hồi
vtcnews.vn

Tôi thấy bất kể cuộc chiến tranh nào đều không có người thắng mà cả hai cùng thua vì mất rất nhiều ng

5
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Khi chiến sự giữa 2 nước nổ ra không đất nước nào là an toàn cả. Chỉ có kẻ đứng sau Mỹ và Nato được hưởng lợi.

20
2 năm trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Cứ cái đà này 2 nước sẽ hủy diệt nhau không còn gì. Chỉ có Mỹ và PT là " Ngư ông đắc lợi".

18
2 năm trướcPhản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Tin mới