• Zalo

Cực quang huyền ảo ở bắc bán cầu khi bão Mặt Trời tấn công Trái Đất

Khám pháChủ Nhật, 12/05/2024 10:35:00 +07:00 Google News
(VTC News) -

Cực quang thắp sáng bầu trời đêm ở Vương quốc Anh, châu Âu và bắc bán cầu bắc, khi bão mặt trời tấn công bầu khí quyển Trái Đất.

Tại Vương quốc Anh, cực quang được nhìn thấy ở Whitley Bay trên bờ biển phía đông bắc, hạt Essex, hạt Cambridgeshire, và Wokingham ở hạt Berkshire. Hiện tượng này cũng được nhìn thấy ở các hạt Suffolk, Kent, Hampshire và thành phố Liverpool.

Người dân ngắm cực quang tại ngọn hải đăng St Mary, Vịnh Whitley, phía đông bắc nước Anh. (Ảnh: Getty Images)

Người dân ngắm cực quang tại ngọn hải đăng St Mary, Vịnh Whitley, phía đông bắc nước Anh. (Ảnh: Getty Images)

Kathleen Cunnea ở Great Horkesley, hạt Essex, cho biết: "Thật tuyệt vời khi được nhìn thấy cực quang".

Hiện tượng cũng được ghi nhận ở Ireland, nơi cơ quan khí tượng Met Éireann đăng hình ảnh về cực quang trên Dublin và trên sân bay Shannon ở hạt Clare.

Cực quang trên bức hình được đặt tên "Hành tinh khác" của Antony Gormley, chụp tại Bãi biển Crosby, Liverpool, Anh. (Ảnh: PA)

Cực quang trên bức hình được đặt tên "Hành tinh khác" của Antony Gormley, chụp tại Bãi biển Crosby, Liverpool, Anh. (Ảnh: PA)

Theo Met Office, cực quang được nhìn thấy rõ ở một số nơi thuộc Vương quốc Anh vào tối thứ Sáu (10/5), đặc biệt là ở Scotland, Bắc Ireland và các vùng phía bắc nước Anh và xứ Wales.

Người phát ngôn của Met Office, Stephen Dixon thông tin, cực quang có thể tiếp tục xuất hiện vào tối thứ Bảy (11/5, theo giờ London), "nhưng chúng tôi vẫn phải thu thập thêm thông tin để xác định chính xác vị trí cụ thể”.

Cực quang rực sáng trên bầu trời Ostrava ở Cộng hòa Séc. (Ảnh: Getty Images)

Cực quang rực sáng trên bầu trời Ostrava ở Cộng hòa Séc. (Ảnh: Getty Images)

Dixon nói sự kết hợp giữa bầu trời quang đãng và hoạt động tăng cường của mặt trời đến Trái đất sẽ gia tăng cơ hội nhìn thấy cực quang.

“Tôi cảm thấy như mình đang có trải nghiệm tôn giáo, hay một vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh”, giáo viên khoa học David Boyce đã tweet từ Anh.

Một người dùng khác chia sẻ ảnh và cho biết Edinburgh ở Scotland cảm giác giống như “hành tinh khác đêm nay”.

Màn đêm huyền ảo ở bang Alabama, phía bắc nước Mỹ. (Ảnh: X/Amber Kulick

Màn đêm huyền ảo ở bang Alabama, phía bắc nước Mỹ. (Ảnh: X/Amber Kulick

Hiện tượng cực quang xảy ra khi các hạt tích điện va chạm với khí trong bầu khí quyển Trái đất xung quanh các cực từ.

Ở bán cầu bắc, hầu hết hoạt động này diễn ra trong một dải được gọi là hình bầu dục cực quang, bao phủ các vĩ độ từ 60 đến 75 độ. Khi hoạt động mạnh, vùng này mở rộng để bao phủ một khu vực lớn hơn - đó là lý do tại sao đôi khi có thể nhìn thấy cực quang ở xa hơn về phía nam.

Cực quang gần Sieversdorf, Đức. (Ảnh: AP)

Cực quang gần Sieversdorf, Đức. (Ảnh: AP)

Ở Mỹ, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã ban hành cảnh báo bão địa từ nghiêm trọng hiếm gặp vào thứ Sáu. Cơ quan này cảnh báo các nhà điều hành nhà máy điện và tàu vũ trụ trên quỹ đạo để thực hiện các biện pháp phòng ngừa. NOAA cho biết cơn bão có thể tạo ra cực quang ở xa về phía nam tới tận Alabama và miền bắc California.

Bão địa từ là sự xáo trộn tạm thời từ quyển của một hành tinh gây ra bởi sóng xung kích gió sao, hoặc đám mây từ trường tương tác với từ trường của hành tinh. Hiện tượng bão từ gây ra bởi Mặt Trời được gọi là bão Mặt Trời.

Bão địa từ mạnh có thể khiến con người bị đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, tăng huyết áp, tâm trạng thay đổi thất thường và mất ngủ.

Cực quang chiếu sáng Đài tưởng niệm Quốc gia Scotland ở Edinburgh. (Ảnh: Getty Images)

Cực quang chiếu sáng Đài tưởng niệm Quốc gia Scotland ở Edinburgh. (Ảnh: Getty Images)

Theo Noaa, hoạt động Mặt Trời đang tăng lên khi Mặt Trời đạt đến đỉnh điểm trong chu kỳ 11 năm của nó.

Cơn bão được dự đoán sẽ đạt đỉnh điểm khi ít nhất 7 vụ phun trào khối lượng vành nhật hoa từ Mặt trời lao về phía Trái đất vào cuối ngày thứ Sáu hoặc đầu ngày thứ Bảy. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết bão địa từ “rất có thể” sẽ kéo dài đến cuối tuần.

Ngọc Linh(Nguồn: The Guardian )
Bình luận
vtcnews.vn