Cụ ông 70 tuổi hát 10 bài khi đang phẫu thuật điều trị ung thư.
Ngày 2/3, bác sĩ Nguyễn Đức Hùng, Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp (Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết, clip ghi lại cảnh một cụ ông cất cao giọng hát là hình ảnh được quay ở phòng phẫu thuật của bệnh viện. Đồng thời, bác sĩ Nguyễn Đức Hùng cũng chính là người đã thực hiện kỹ thuật nút mạch điều trị ung thư gan cho cụ ông.
Cụ ông tỏ ra rất lạc quan, mặc dù đang được các bác sĩ phẫu thuật nhưng vẫn cất tiếng hát với bài "Biển nỗi nhớ và em". Dù hơi thở ông yếu, thỉnh thoảng có bị ngắt quãng nhưng hít thở xong ông lại tiếp tục hát.

Ông Trần Xuân Dạn được các bác sĩ thực hiện thủ thuật nút mạch. (Ảnh: Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới)
Bệnh nhân trong clip được chia sẻ là ông Trần Xuân Dạn (SN 1955, trú phường Đồng Hải, TP. Đồng Hới). Clip được quay tại phòng phẫu thuật của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vào ngày 26/2.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Hùng, bệnh nhân Trần Xuân Dạn nhập viện để thực hiện thủ thuật nút mạch, một thủ thuật mới của bệnh viện nhằm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư gan.
“Với thủ thuật này, không cần gây mê, bác sĩ không can thiệp nhiều vào cơ thể mà chỉ luồn vi ống thông và vi dây dẫn theo mạch máu ở cổ tay bệnh nhân vào mạch máu để bơm thuốc diệt u nên bệnh nhân vẫn tỉnh táo và nói chuyện với bác sĩ thoải mái”, bác sĩ Nguyễn Đức Hùng nói.
Khi cuộc phẫu thuật bắt đầu, ông Dạn đã xin bác sĩ cho phép hát một vài bài để lấy tinh thần và ông còn mời các bác sĩ hát cùng cho không khí thêm ấm cúng.
“Lần đầu tiên có bệnh nhân xin hát khi đang phẫu thuật nên các bác sĩ cũng bất ngờ nhưng nhận thấy việc thực hiện thủ thuật nút mạch cũng cần yếu tố tinh thần nên bác sĩ đồng ý. Cụ ông bắt đầu phần biểu diễn của mình với bài hát "Biển nỗi nhớ và em" và trong 45 phút, cụ ông hát liên tục gần 10 bài", bác sĩ Hùng cho biết thêm.
Theo người thân của ông Dạn, ông bị ung thư gan hơn một năm nay. Do sức khỏe yếu và nhiều bệnh nên tháng nào ông cũng phải đến bệnh viện điều trị. Ông là người yêu văn thơ, âm nhạc. Khi bị bệnh tật, ông càng hát nhiều hơn để tinh thần thoải mái, lạc quan và ông luôn nói "tiếng hát át cơn đau".
Clip về ông Dạn được đăng tải trên mạng xã hội cũng thu hút sự chú ý của cộng đồng. Nhiều người bày tỏ sự cảm phục và dành lời khen trước sự lạc quan, yêu đời của ông Dạn và chúc ông sớm bình phục.
Bình luận (4)
Lại áp lực,sao đòi dạy thêm kiếm tiền lại không áp lực...đăy với là áp lực của phụ huynh,hs.
Rất chia sẻ với ý kiến của Bà, tuy nhiên cần có cái nhìn rất tổng thể chung, cần nhận thức nhà trường cũng là bộ phận của xã hội, vậy ai thu BHYT cho học sinh là đúng nhất, đơn giản nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội nhất ??? hay chỉ là ý kiến rồi không chỉ ra được ai thu ??? và không thu được thì học sinh của mình ốm đau bệnh tật thì sao ??? chưa nói mình là viên chức thì tuân thủ trách nhiệm và nghĩa vụ các quy định của Đảng, PL Nhà nước, trong tuyên truyền đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. TBT đã nói phải tinh giản, đơn giản, tiết kiệm thời gian chi phí cho xã hội thì mới có kỷ nguyên vươn mình trong thời gian tới được, thêm 1 việc nhỏ thu tiền nộp BHYT của học sinh mà đùn đẩy??? Hiện nay tỷ lệ học sinh tham gia BHYT đã tiệm cận toàn dân rồi nếu không có sự chung tay của nhà trường, giáo viên thì có được kết quả như vậy hay không ??? qua đó để thấy được kết quả trên vừa là trách nhiệm, vừa là niềm tự hào của mình trong hiện thực chính sách nhân văn cao cả của Đảng Nhà nước là chăm lo sức khỏe cho Nhân dân.
Bạn cứ làm công tác giáo viên chủ nhiểm lớp lúc đó sẽ biết
Đây là một sự thật. Áp lực dây chuyền từ trên xuống: Tỉnh xuống huyện, huyện xuống hiệu trưởng, hiệu trưởng đưa GVCN. GVCN phải thu đủ loại: BHYT, BHTN, học phí, các loại quỹ (nếu có). Nên "cởi trói" việc thu tiền cho GVCN để họ giảm áp lực, có thêm thời gian cho các hoạt động khác.