Vào mùa hè năm 1977, NASA đã phóng hai tàu không gian Voyager 1 và 2 ra khỏi quỹ đạo Trái đất với mong muốn tìm hiểu thêm về sao Mộc và sao Thổ. Biết rằng hai tàu thăm dò sẽ tiếp tục du hành trong vũ trụ sau khi nhiệm vụ kết thúc, các nhà khoa học đã quyết định đặt vào mỗi tàu một bức thông điệp từ Trái đất đề phòng trường hợp chúng được tìm thấy bởi người ngoài hành tinh.
Thông điệp của loài người được gửi gắm trên hai vệ tinh này thông qua chiếc đĩa ghi vàng (Golden Record). Chiếc đĩa thu đặc biệt này được chế tạo bởi các kỹ sư NASA mang tên Voyager Disk.

(Ảnh: REAP Wairarapa)
Lúc đầu, họ định chỉ dùng những hình ảnh đại số và hình học, nhưng họ thấy như thế là chưa đủ. Vì vậy họ đã thêm vào âm nhạc và những tiếng nói xung quanh để truyền tải loài người cho những sự sống xa xôi.
Voyager Golden Record chứa nhiều thông tin trực quan với 115 hình ảnh, 27 bản nhạc và các âm thanh mô tả Trái đất của chúng ta. Bản ghi này chứa lời chào hỏi đến từ 55 ngôn ngữ khác nhau, trong đó lời chào bằng tiếng Việt có nội dung là “Chân thành gửi tới các bạn lời chào thân hữu”.

Tiếp đó là những âm thanh trong thiên nhiên, tiếng mưa lất phất, tiếng gió vi vu, tiếng chim ca thánh thót…, những âm thanh bản năng nhất của chúng ta, như tiếng cười của một đứa trẻ hay tiếng tim đập thình thịch của một chàng trai khi chuẩn bị cầu hôn cô gái của anh. Xen giữa đó là những tác phẩm âm nhạc du dương từ cổ điển đến hiện đại.
Ngoài âm thanh ra, Carl Sagan và đội ngũ cũng thêm vào những hình ảnh về cuộc sống trên Trái đất, trong đó có hình ảnh những đứa trẻ thuộc những chủng tộc khác nhau cùng nắm tay xung quanh quả địa cầu – hình ảnh tượng trưng cho sự hòa bình của thế giới, và tấm ảnh thầy giáo dạy chữ cho học trò - một sự công nhận về tầm quan trọng của giáo dục. Những bước phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật cũng được thể hiện qua hình ảnh bàn tay chụp X-quang của một người phụ nữ.

(Ảnh: The Atlantic)
Chiếc đĩa này được làm bằng đồng mạ vàng, bên ngoài là vỏ nhôm được mạ điện bởi một lớp đồng vị phóng xạ siêu tinh khiết là uranium-238. Một nửa số urani này sẽ phân rã sau 4,51 tỷ năm, do đó người ngoài Trái đất nếu tìm thấy chiếc đĩa ghi vàng này có thể xác định được bao lâu đã trôi qua bằng cách tính toán số urani còn lại.
Tính đến ngày 22/01/2021, tàu Voyager 1 đang nằm ở vị trí cách Trái đất 22,7 tỷ km hướng về phía chòm sao Xà phu còn Voyager 2 đang nằm ở vị trí cách Trái đất 18,9 tỷ km hướng về phía chòm sao Nhân mã. Cả hai con tàu đã tiến vào vùng liên sao từ năm 2012 và 2018 tương ứng.

(Ảnh: KQED)
Theo tính toán, cả hai con tàu sẽ hết năng lượng vào năm 2025, đồng nghĩa các dữ liệu khoa học sẽ không thể được gửi về Trái đất. Nhưng các nhà khoa học dự đoán số phận của Voyager sẽ lang thang vô định vĩnh viễn trong Dải Ngân hà của chúng ta. Cho đến lúc đó, chiếc đĩa ghi vàng vẫn chờ đợi được một nền văn minh ngoài Trái đất nào đó tìm thấy và giải mã chúng, để chứng minh rằng chúng ta không cô độc trong Vũ trụ này.
Bình luận (54)
Phản đối, là phụ huynh chúng tôi phản đối việc này. Áp lực coi việc học của HS như trò xổ số, may rủi. Chúng tôi ủng hộ Toán Văn Anh trên cả nước.
Học đều, thi nhẹ nhàng tất cả các môn mới là đúng tính chất kiến thức phổ thông, ko học tủ học lệch
Thật là suy nghĩ thiển cận, lấy sự nghiệp giáo dục như trò chơi loto
Tôi luôn thắc mắc tại sao bộ giáo dục luôn đặt ra tiêu chí phổ cập giáo dục, nhưng thi vào 10 lại gây áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội đến vậy? Khi một đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới nếu không đỗ cấp 3, nó sẽ hụt hẫng như mất cả tương lai. Vì sao lại ví von vậy, vì rằng khi các con bước ra ngoài đời, muốn đi làm ở đâu ít nhất cũng phải có bằng cấp 3. Vậy thử hỏi khi đó các con sẽ làm được việc gì để cống hiến cho xã hội??? Tôi nghĩ phổ cập là phải tạo cho các con môi trường học tập thoải mái, từ đó tạo cho các con hứng thú và đam mê học tập. Bộ giáo dục vẫn sẽ đưa ra các kỳ thi phân loại, đánh giá học sinh, nhưng không nên gây áp lực quá lớn như vậy. Học sinh cần được lựa chọn môn học và môn thi phù hợp với năng lực. Đồng ý rằng, trên chặng đường học tập đó của các con cần có sự tư vấn, định hướng của các thầy cô và gia đình.
Nếu nói như bài viết ở trên thì nên cho thi hết các môn quan trọng như kỳ thi TN TPHT cho rồi? Người viết chắc không phải là GV nên mới có nhận xét như vậy. Thử hỏi các GV xem? nhất là các GV dạy môn không có thi tuyển sinh 10, xem học sinh học hành ra sao? vào lớp có coi trọng môn học không thi TS 10 không? Thậm chí trong giờ học các môn không thi TS 10 còn mang các môn thi đó ra ôn tập, bất chấp GV nhắc nhở? Rồi chưa kể BGH nhà trường chỉ lo tập trung cho các môn thi TS 10, điển hình nhất là việc phụ đạo hs yếu kém thì chỉ chọn 3 môn Văn, Toán, Anh mà không phải là tất cả các môn, trong khi chúng ta hay nói môn học nào cũng quan trọng, không lẽ các môn không thi TS 10 không có HS yếu nên không cần phụ đạo?
Nói chung, Khi HS THCS biết trước 3 môn thi TS 10 thì 90% HS chỉ lo tập trung học 3 môn đó để thi, các môn còn lại không quan tâm, học cho đủ điểm để xét tốt nghiệp. Riêng phụ huynh cũng coi thường các môn học khác, khi GV các môn không thi TS 10 phản ánh HS không học tập tốt, có thái độ không tốt, . . . thì phụ huynh nói "Môn không thi tốt nghiệp là gì căng dữ vậy?". Mục tiêu Giáo dục Việt Nam là "Giáo dục toàn diện", như vậy nếu cố định 3 môn thi cho HS biết trước thì liệu các môn không thi TS 10 trong 4 năm học THCS sẽ học tập ra sao? có còn đúng với mục tiêu của Giáo dục Việt Nam hay không?
Các em có năng khiếu về Tự nhiên hay xã hội thì đã chọn các trường chuyên theo đúng năng khiếu của các em rồi, vậy nên, việc không công bằng giữa hs có năng khiếu xã hội trong khi bốc thăm trúng môn tự nhiên (và ngược lại) là không chênh lệch bao nhiêu nếu tất cả đều đã chuẩn bị học tập nghiêm túc các môn ngay từ đầu cấp.
Thi chuyên thì cũng phải thi 3 môn chung.
Thế ông làm vị trí gì trong tổ chức của ông? Chẳng nhẽ ông làm tốt tất cả mọi việc trong đơn vị ông? Cái gì là vừa hồng vừa chuyêN? Tại sao cái ông không làm được mà ông lại bắt người khác làm.
Nhưng ấn định toán văn ngoại ngữ thì những học sinh không học tốt ngoại ngữ sẽ bị thiệt
Chủ trương tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2, thì thi Văn, Toán, Anh cũng là hợp lí.
Học sinh là người thi nhưng BGD lại là người ra quyết định, hỏi thử đã bao giờ thật sự đặt bản thân mình vào tình thế của học sinh chưa vậy? Ý kiến học sinh thì chưa bao giờ thấy hỏi nhưng bề trên đã soạn sẵn đường đi cho hsinh rồi