• Zalo

Cảnh báo cung cấp thông tin sai, làm bừa, làm ẩu trong thống kê

Kinh tếThứ Sáu, 31/08/2018 08:19:00 +07:00 Google News

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Ý thức chấp hành Luật Thống kê dù đã được cải thiện song vẫn tồn tại việc cung cấp thiếu, cung cấp sai thông tin từ phía đơn vị, tổ chức, người dân.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, chia sẻ với báo giới xung quanh Luật Thống kê sau 2 năm có hiệu lực thi hành.

- Sau 2 năm Luật Thống kê 2015 có hiệu lực thi hành, ông có thể đánh giá khái quát về những kết quả đã đạt được?

Năm 2015, Quốc hội thông qua Luật Thống kê, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để củng cố hoạt động thống kê trong tình hình mới.

Điểm lại sau 2 năm Luật Thống kê đi vào cuộc sống, nổi lên một số kết quả chính: Chất lượng thông tin thống kê từng bước được nâng lên, phục vụ kịp thời yêu cầu của các cơ quan Đảng, Chính phủ và các địa phương; cơ bản hoàn thiện các văn bản pháp lý thực thi dưới Luật.

Nhiều đề án nhằm nâng cao chất lượng số liệu thống kê đã được thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất số liệu thống kê; công tác đổi mới tổ chức thống kê được triển khai có hiệu quả,...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng tồn tại một số mặt hạn chế, như ý thức chấp hành Luật Thống kê dù đã được cải thiện song vẫn tồn tại việc cung cấp thiếu, cung cấp sai thông tin từ phía đơn vị, tổ chức, người dân đến việc làm bừa, làm ẩu của chính đội ngũ những người làm công tác thu thập thông tin.

thongke

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê 

Sự  quan tâm đến công tác thống kê của nhiều Bộ, ngành đã được nâng lên song ở một số Bộ, ngành vẫn còn lơi lỏng, dẫn đến công tác thống kê phục vụ việc chỉ đạo của chính Bộ, ngành đó không như mong muốn; việc sử dụng đa dạng nguồn dữ liệu còn gặp khó khăn bởi những vướng mắc trong quá trình hợp nhất, chuẩn hóa dữ liệu,...

- Như ông đã nói, Luật Thống kê hướng tới nâng cao chất lượng thông tin và hiệu quả công tác thống kê, vậy ngành Thống kê đã làm gì để đạt được mục tiêu này?

Thời gian qua, ngành Thống kê đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, nổi bật nhất là kịp thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu đánh giá tình hình, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Ngành Thống kê đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều tra thống kê, qua đó quản lý và nâng cao chất lượng số liệu đầu vào của ngành; xây dựng các khung chỉ tiêu đánh giá các đề án chủ yếu của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; xây dựng và đánh giá thí điểm Đề án tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng; chủ động xây dựng các kịch bản kinh tế đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; tham gia các tổ tư vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của Chính phủ.

Việt Nam chiết xuất thành công hoạt chất mới cực tốt cho bệnh xương khớpTin tài trợ  Xuất hiện cách trị mất ngủ hiệu quả ai cũng áp dụng đượcTin tài trợ Đặc biệt, Ngành Thống kê đã đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo thống kê.

Với việc thành lập tổ phân tích và dự báo thống kê, nhiều chuyên đề phân tích chuyên sâu đã được thực hiện và nhận được sự đánh giá cao của các cơ quan, tổ chức sử dụng, như: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam so với các nước trong khu vực: Kết quả và dấu hiệu, nguy cơ tụt hậu; đánh giá năng suất lao động, đánh giá tiềm lực của nền kinh tế,...

Hiện, Ngành Thống kê đang triển khai nghiên cứu các chuyên đề: Một số phân tích cấu trúc và tổng cầu cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam qua 3 giai đoạn 2003-2007, 2008-2012, 2013-2017; Tác động của giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ đến kinh tế Việt Nam; Phân tích bảo hộ của ngành nông nghiệp và thủy sản; Lạm phát và công tác điều hành của Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát giai đoạn 2008- 2017,...

- Trong Luật Thống kê có những chương đề cập đến sử dụng dữ liệu hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thống kê, và với quan điểm xây dựng Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, vậy những năm qua, ngành Thống kê đã có những giải pháp gì để thực hiện vấn đề này, thưa ông?

Để thực hiện thành công Chính phủ điện tử thì một trong những yếu tố then chốt là sự chia sẻ phối hợp thông tin dữ liệu hành chính giữa các Bộ, ngành và việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin tại mỗi Bộ, ngành đó.

Về sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê Nhà nước, trước đây ngành Thống kê cơ bản chỉ sử dụng 2 hình thức thu thập dữ liệu là từ điều tra và tổng hợp báo cáo, tuy nhiên trong Luật Thống kê 2015 có thêm một hình thức mới là thu thập dữ liệu từ dữ liệu hành chính. Đây là một kênh thông tin quan trọng cần được khai thác hiệu quả.

Tất nhiên để sử dụng được nguồn dữ liệu này sẽ phải đầu tư nhiều nguồn lực, công sức, tiền của, bởi cần sự đầu tư mạnh của công nghệ thông tin, việc điều hành, quản lý, thiết kế các bài toán để hợp nhất dữ liệu sử dụng,... Đó là chưa kể đến sự phối hợp, hợp tác chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị với nhau.

thongke1

 Việc thống kê chính xác là rất quan trọng trong điều hành kinh tế - xã hội.

Dù biết là khó, nhưng ngành Thống kê vẫn quyết tâm triển khai từng bước và những nỗ lực đã được đền đáp. Bằng chứng là trong những năm qua, nhiều quy chế chia sẻ thông tin đã được ký kết giữa Tổng cục Thống kê với các Bộ, ngành như: Công Thương, NN-PTNT, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Dân tộc, Tổng cục Thuế, Bưu điện Việt Nam,...

Cũng phải nói rằng, trong số những quy chế chia sẻ thông tin được ký kết, một số chưa thật sự phát huy hiệu quả, nhưng một số lại có tác dụng vô cùng lớn. Điển hình đó là việc chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế.

Trong Tổng điều tra kinh tế 2017, để tiến hành điều tra hiệu quả, ngành Thống kê đã phối hợp trao đổi thông tin với Tổng cục Thuế trong việc rà soát doanh nghiệp nhằm tránh trùng, sót; đổi mới điều tra doanh nghiệp theo hướng sử dụng tối đa các thông tin về tài chính doanh nghiệp đã có từ Tổng cục Thuế. Nhờ vậy đã góp phần không nhỏ vào thành công của cuộc Tổng điều tra.

Có thể nói, việc chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành nếu được thực hiện ráo riết, bài bản thì đây sẽ là nền tảng căn bản để tạo nên thành công của Chính phủ điện tử.

Về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu của hoạt động thống kê, trước đây, ngành Thống kê là một trong những ngành có nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin mạnh, nhiều ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng trong quá trình tổng hợp, xử lý dữ liệu thống kê.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang lấn sâu mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống xã hội thì công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

Video: Thống kê thú vị về những tên có điểm thi cao nhất 2016

 

(Nguồn: Vietnamnet)
Bình luận
vtcnews.vn