Trong quá trình thực hiện phục hồi kinh tế, tỉnh Đồng Nai sẽ từng bước đánh giá, rút kinh nghiệm để đưa ra các nhiệm vụ tiếp theo trên cơ sở vừa chống dịch, vừa tiến tới khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới.
Với kế hoạch phục hồi kinh tế này, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp rất được chú trọng.
Doanh nghiệp “3 tại chỗ” phải làm gì?
Đối với doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” được tiếp tục thực hiện phương án đã đăng ký từ trước.
Để đảm bảo sản xuất liên tục không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, doanh nghiệp thực hiện hoán đổi, bổ sung người lao động phải đảm bảo trong doanh nghiệp không có F0 trong vòng 14 ngày trước khi thực hiện hoán đổi; đảm bảo an toàn cho người lao động khi thực hiện hoán đổi.

Công nhân sản xuất trong nhà máy của Công ty Nestle tại KCN Amata (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai)
Người lao động được hoán đổi ra, vào doanh nghiệp hoặc bổ sung vào doanh nghiệp đảm bảo phải ở khu vực “vùng xanh” tại địa phương, phải được tiêm 1 mũi vaccine (sau 14 ngày), hoặc điều trị khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 180 ngày.
Khi thực hiện hoán đổi hoặc bổ sung, người lao động vào doanh nghiệp phải được xét nghiệm lần 1 vào ngày đầu tiên bằng phương pháp test nhanh, bố trí vùng đệm ít nhất được 3 ngày và xét nghiệm lại lần 2 bằng phương pháp RT-PCR trước khi đưa vào sản xuất. Đối với người lao động trở về địa phương phải có giấy xét nghiệm âm tính (còn hiệu lực trong 3 ngày).
Việc hoán đổi tuỳ vào thoả thuận giữa doanh nghiệp với nguyện vọng của người lao động, số lượng hoán đổi do doanh nghiệp quyết định.
Doanh nghiệp có thể phối hợp địa phương cho người lao động đi, về hàng ngày với điều kiện tỷ lệ lao động trong 7 ngày đầu tiên tổ chức cho từ 10-20% tổng số lao động của doanh nghiệp đi, về hàng ngày, sau đó cứ mỗi 7 ngày tăng thêm từ 10-20% cho đến khi hết số lượng lao động của doanh nghiệp.
Để thực hiện việc này, doanh nghiệp phải đảm bảo không có F0 trong 14 ngày, tổ chức đi lại cho người lao động đi, về an toàn, không lây nhiễm bệnh.
Người lao động được đi, về hàng ngày phải ở khu vực "vùng xanh" tại địa phương, phải được tiêm vaccine ít nhất một mũi (sau 14 ngày) hoặc đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 180 ngày. Doanh nghiệp thực hiện xét nghiệm định kỳ theo kế hoạch của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chưa từng thực hiện “3 tại chỗ” phải làm gì?
Đối với doanh nghiệp không thực hiện “3 tại chỗ” trước đây nhưng hiện tại có nhu cầu hoạt động trở lại phải thực hiện đăng ký các phương án theo quy định “3 tại chỗ; 1 cung đường, 2 địa điểm”.
Trong đó, người lao động đảm bảo phải được tiêm vaccine ít nhất 1 mũi (sau 14 ngày) hoặc đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 180 ngày, có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Doanh nghiệp phải tổ chức xe đón, chở người lao động vào công ty thực hiện phương án 3 tại chỗ.

Khu công nghiệp Amata (TP Biên Hoà, Đồng Nai). (Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai)
Tỉnh Đồng Nai cho phép người lao động đi, về hàng ngày nhưng phải đảm bảo không lây nhiễm.
Người lao động được đi, về hàng ngày phải đảm bảo ở khu vực “vùng xanh” tại địa phương, phải được tiêm vaccine COVID-19 ít nhất 1 mũi (sau 14 ngày), hoặc đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 trong thời gian 180 ngày, có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai phối hợp với các địa phương hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc áp dụng cùng lúc 2 phương án trên chặt chẽ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ động tham mưu các giải pháp an toàn về phòng chống dịch.
Đồng thời tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp và thực hiện thủ tục theo quy định, trong đó có quy trình phối hợp với chính quyền địa phương khi thực hiện hoán đổi người lao động và lộ trình di chuyển của người lao động đi, về đảm bảo công tác phòng chống dịch.
Sở Công Thương cũng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương triển khai hướng dẫn quy trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, thương mại với chi tiết phù hợp từng giai đoạn dựa trên kết quả kiểm soát dịch bệnh theo hướng tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, người lao động.
Bình luận (17)
Bỏ xét tuyển đại học thực sự là 1 quyết định đúng đắn và đảm bảo công bằng hơn, giảm tiêu cực trong giáo dục và các trường đại học cũng có những sinh viên chất lượng thực sự. Những bạn thực tế học lực chưa tốt, chưa đẹp như chất lượng học bạ sẽ nhường chỗ cho những bạn giỏi thực lực từ đó tạo ra xh công bằng hơn, văn minh và phát triển hơn.
Xét học bạ chỉ là cái cớ để moi tiền những người muốn mang danh học đại học nhưng điểm lại thấp. Trong khi đó ai dám đảm bảo rằng ko có tiêu cực của nhà trường trong quá trình tạo học bạ cho học sinh. Đặc biệt là thầy cô Việt hay có tình thương đối với học sinh, ai cũng mong học sinh mình dạy đỗ đại học. Những trường đại học biết rõ tâm lý này của sinh viên, phụ huynh, giáo viên nên mới bày ra chiêu này. Tâm lý phụ huynh lại cứ muốn con em mình học đại học nên sẵng sàng bỏ tiền ra mặc dù học phí đại học xét học bạ ở nhiều trường mắc hơn rất nhiều so với những người xét bằng điểm thi. Một lý do nữa là giữa một người đóng gần 30-40tr/năm vs một người chỉ đóng khoảng 15tr/năm mà chương trình học cũng xem xem nhau thì bạn sẽ chọn ai. Điển hình là HUTECH (TPHCM). Chung quy lại chỉ có điểm cao mới có quyền được lựa chọn, còn thấp mà muốn có trường đại học để làm bến đỗ thì phải chấp nhận cuộc chơi của trường đó. Cái gì cũng có cái giá của nó. Họa may ra vào đc thì nên cố gắng học hành để đạt kết quả tốt.
Phải tham khảo thông tin, ý kiến từ nhiều người có kinh nghiệm, đặc biệt giáo viên chứ chỉ nghe từ 1 phía rồi làm theo thì sao trách được. Phương thức xét tuyển trong giai đoạn này đang chưa ổn định mà chỉ nghe 1 phía thế thì không tốt. Với lại còn rất nhiều phương thức khác mà, vào SP có thể tham khảo đánh giá chuyên biệt, nếu tự tin kiến thức thì ĐGCB còn có tỉ lệ cao hơn học bạ.
Bỏ xét học bạ là đúng rồi, hậu quả vài năm qua thì ai cũng thấy thôi. Lạm phát điểm dẫn đến chất lượng sinh viên các trường sụt giảm. Nếu là các bạn có thành tích tốt, chăm mà lúc thi gặp vấn đề gì đó thì đó là tấm vé thứ 2 cho các bạn thì quá tốt. Nhưng đó là hsg chứ lúc mình còn đi học thì mình đã được 1 vài bạn kể lại là có thể sửa điểm lại, kể cả điểm lớp 10 11. Thầy cô thì tùy người sẽ thương trò của mình nên cũng để điểm quá trình cao chót vót. Nên lúc đó không biết học bạ các bạn đẹp do sao thì mình không biết.
Những môn không thì ĐH mà muốn điểm cao, học bạ đẹp thì cũng phải học thêm nếu không thì sẽ chẳng bao giờ có học bạ đệp.
Rất hiểu tâm lý hụt hẫng của các con nhưng việc bỏ xét học bạ là quá chuẩn, tránh những tiêu cực
Việc dừng xét học bạ đúng ra là bộ GD cấm hẳn cái trò mèo này. Nhiều học sinh học rất ngu và rất dốt nhưng sinh sống tại đia phương có bố mẹ quan hệ ngoại giao tốt, có bố mẹ làm trong nghành giáo dục, có bố mẹ là con ông cháu cha ....... học bạ đều cao chót vót, dẫn đếm một xã hội không công bằng và rất nhiều hệ lụy cho mai sau. Bỏ ngay ,!, dừng ngay , ! và cấm ngay cái hình thức này.