• Zalo

Bí ẩn 'cái chết' của ngôi sao cách Trái đất 75 triệu năm ánh sáng

Khám pháThứ Hai, 06/07/2020 07:33:00 +07:00 Google News
(VTC News) -

Một ngôi sao không ổn định trong thiên hà lùn Kinman cách Trái đất 75 triệu năm ánh sáng bất ngờ biến mất khiến các nhà khoa học bối rối.

Do khoảng cách quá xa, các nhà thiên văn học trước đây không thể quan sát được từng ngôi sao trong Kinman. Nhưng từ năm 2001 đến 2011, họ phát hiện ra dấu vết của một ngôi sao lớn, không ổn định trong giai đoạn tiến hóa sau của nó. 

Vào năm 2019, khi các nhà khoa học tại Đài thiên văn Nam châu Âu quan sát thiên hà này, ngôi sao lớn trên biến mất không còn dấu vết. 

Bí ẩn 'cái chết' của ngôi sao cách Trái đất 75 triệu năm ánh sáng - 1

Hình ảnh về thiên hà lùn Kinman. (Ảnh: ESO)

Những quan sát ban đầu về ngôi sao này cho thấy nó là một sao "biến màu xanh lam", có độ sáng gấp 2,5 triệu lần Mặt trời. 

Các ngôi sao "biến màu xanh lam" có độ dao động đáng kể về độ sáng của nó. Nhưng cả khi mờ đi, chúng vẫn tạo ra các ký hiệu quang phổ đủ để các nhà khoa học nhận biết. 

Không có ký hiệu nào như vậy được tìm thấy trong các quan sát mới đây. 

"Là rất bất thường khi một ngôi sao lớn như vậy biến mất mà không tạo ra một vụ nổ siêu lân tinh sáng chói", ông "biến màu xanh lam" tới từ Đại học Trinity ở Dublin, Ireland cho hay. 

Nhiều người cho rằng ngôi sao này có thể mờ đi trước khi bị lớp bụi liên ngân hà che khuất, nhưng các nhà khoa học nghiêng về giả thiết nó chết đi một cách lặng lẽ khác thường. 

Với các dữ liệu cũ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng ngôi sao này trải qua một giai đoạn "hoạt động bận rộn" có thể đã kết thúc vào năm 2011. 

Nhóm nghiên cứu hy vọng với thế hệ kính viễn vọng mới trong tương lai, họ có thể nghiên cứu các ngôi sao ở xa chi tiết hơn và tìm hiểu về những gì xảy ra với những người ngôi sao đột ngột biến mất. 

Diệu Hoa(Nguồn: FOX News)
Bình luận
vtcnews.vn