Ngày 21/5, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã bắt giữ đối tượng Trần Hoài Thương (33 tuổi, phường 2, TP Đà Lạt) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích.
Thương được xác định là người có hành vi bạo hành cháu N.N.T.C. (sinh ngày 25/2/2023, ngụ phường 3, TP Đà Lạt) bị đa chấn thương. Bước đầu cháu C. được chẩn đoán bị gãy xương cẳng tay trái và tay phải, gãy xương đùi cả 2 chân, chấn thương sọ não… Cháu C. bị hôn mê, phải tiếp máu; ban đầu thở qua nội khí quản, sau đó phải thở máy trong tình trạng nguy kịch.
Qua xét nghiệm nhanh của cơ quan công an, Thương cho kết quả dương tính với ma túy.

Cháu C. đang được điều trị tại bệnh viện.
Tại cơ quan điều tra, bước đầu Trần Hoài Thương cũng đã thừa nhận nhiều lần có hành vi bạo hành đối với cháu C.
Cụ thể, cháu C. là con của N.P.H.A và cha ruột là N.Đ.T.N (ngụ phường 7, TP Đà Lạt).
Năm 2020, H.A kết hôn với anh N. và có cháu C., đến tháng 2/2023 thì ly thân. Sau đó, H.A và cháu C. thuê trọ ở phường 1, TP Đà Lạt. Từ tháng 3/2023, H.A có quan hệ tình cảm với Trần Hoài Thương.
Do là trẻ sơ sinh, cháu C. thường quấy khóc nên Thương rất bực tức. Vì vậy, Thương nhiều lần dùng tay đánh, tát mạnh vào mặt cháu C.
Ngày 14 và 15/4/2023, Thương dùng tay tát 1 cái vào mặt cháu C. Ngày 19/5/2023, Thương lấy núm vú giả, đặt vào miệng cháu C. rồi dán băng keo quanh miệng để cháu không khóc, khi thấy cháu C. khó thở, Thương mở băng keo ra. Một lúc sau, Thương tiếp tục cầm gấu bông ném 4 - 5 cái vào người cháu.
Đến 17h ngày 20/5/2023, khi cho cháu C. uống sữa, cháu không uống nên Thương đã tát vào đầu, mặt làm cháu bị khó thở, ộc sữa ra ngoài. Thương dùng tay lắc cháu C. thật mạnh, sau đó mới đưa cháu đến Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng cấp cứu.
Đáng nói, thời điểm Thương bạo hành cháu C., mẹ của cháu là H.A có mặt tại phòng trọ song đã không căn ngăn.
Thương từng có 1 tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, bị TAND TP Bảo Lộc xử phạt 2 năm tù giam vào năm 2016.
Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Bình luận (2)
Bài viết không cụ thể chút nào, nói đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, nhưng ngoài ra còn con đường nào khác không thì cũng không nói. Do tuyệt vọng, nhà quá nghèo, không còn con đường nào khác thì phả i làm sao. Thử hỏi với những người như vậy không đỗ đại học lấy đâu ra được công việc tốt, hay may mắn lắm thì lấy được vợ/ chồng khá giả ư, mơ đi. Chung quy là cuộc sống của họ sau này thường sẽ chỉ nghèo và mãi không khá lên được thôi.
Áp lực từ phía gia đình, cùng vợi sự kém suy nghĩ của trẻ con và kết quả đau lòng xảy ra. Như gia đình tôi cũng làm nông cả. Đâu đại học thì khỏi phải làm nông, còn ko đâu thì làm nông cùng bố mẹ, chứ có gì đâu. Mà công việc đồng áng ở quê giờ đầy đó thôi. Bố mẹ tôi giờ muốn thuê người làm nông phụ mà còn ko kiếm được kìa. Vì thanh niên trai trẻ ra phố thị làm công nhân hết, chẳng ai ở nhà làm nông.