• 54
  • Zalo

ASML hết đường quay lại Trung Quốc nếu cấm vận theo Mỹ?

Chuyển đổi sốThứ Năm, 05/09/2024 08:28:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo gã khổng lồ chip Hà Lan sẽ "mất Trung Quốc mãi mãi" nếu tuân theo hạn chế xuất khẩu của Mỹ.

Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục đẩy mạnh hạn chế đối với khả năng tiếp cận công nghệ chip tiên tiến của Trung Quốc, chính phủ Hà Lan được cho là có kế hoạch ngăn ASML bảo trì các máy quang khắc DUV (tia cực tím sâu) mà họ đã bán cho Trung Quốc cho đến nay.

Theo các báo cáo hồi tuần trước, ngay cả việc nhập linh kiện, phụ tùng sản xuất chip cho các máy này vào thị trường Trung Quốc cũng sẽ bị hạn chế từ năm sau do áp lực của Washington.

Máy DUV là hệ thống quang khắc tiên tiến thứ hai của ASML, đóng vai trò quan trọng trong việc khắc mạch điện tử của chip. ASML chưa bao giờ bán máy "siêu cực tím" hay EUV tiên tiến nhất của mình cho khách hàng Trung Quốc do những hạn chế trước đó.

ASML sẽ "mất Trung Quốc mãi mãi" nếu tuân theo các lệnh cấm vận của Mỹ? (Tranh minh họa: Hoàn Cầu)

ASML sẽ "mất Trung Quốc mãi mãi" nếu tuân theo các lệnh cấm vận của Mỹ? (Tranh minh họa: Hoàn Cầu)

"Nếu Hà Lan theo đuổi chiến lược này, họ sẽ làm trầm trọng thêm rạn nứt ngày càng sâu sắc trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Trung Quốc - Hà Lan", Thời báo Hoàn Cầu cho biết hôm 2/9.

"Trong trường hợp ASML mất thị trường Trung Quốc, họ sẽ phải chịu tổn thất kinh tế đáng kể. Tổn thất này có khả năng dẫn đến việc giảm thị phần toàn cầu của ASML và thay đổi cán cân quyền lực trong ngành công nghiệp bán dẫn", tờ báo này bình luận thêm.

ASML được coi là công ty giá trị nhất châu Âu nhờ vị thế trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, các báo cáo chỉ ra đến gần một nửa số lô hàng trong quý 1 và quý 2 năm nay của hãng là đến Trung Quốc.

Sự thống trị của hãng trong các hệ thống quang khắc cũng khiến ASML trở thành nhà cung cấp thiết bị lớn nhất cho các khách hàng sản xuất chip máy tính. Mặc dù có một số đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp máy DUV, như Canon và Nikon của Nhật Bản, ASML gần như độc quyền trên thị trường EUV, không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp đáng kể nào.

Nhưng theo Hoàn Cầu, kể cả khi Trung Quốc đang đi sau Mỹ về công nghệ chip tiên tiến, lợi thế chính của quốc gia châu Á vẫn nằm ở sản xuất các sản phẩm ứng dụng. Các nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu. Khi Trung Quốc tiếp tục mở rộng thị trường nước ngoài, họ cũng tăng cường năng lực "chống kiềm chế" cơ bản của nước này.

Đối mặt với những thách thức từ hạn chế của phương Tây, tờ báo cho biết Trung Quốc sẽ "tăng gấp đôi nỗ lực để giải quyết hoàn toàn các vấn đề kỹ thuật của sản xuất chip tiên tiến". Đối với những công ty đi theo Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc, sẽ rất khó để quay trở lại sau khi họ mất thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc đã công bố các biện pháp trả đũa một số nhà sản xuất chip Mỹ như Intel và AMD trong cuộc chiến bán dẫn. Giới chuyên gia cho rằng kết quả là các nhà sản xuất trên có thể mất hàng tỷ USD, đồng thời mang lại lợi nhuận bất ngờ cho các công ty nội địa Trung Quốc như Huawei.

Bắc Kinh đang đổ hàng chục tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn nhằm thể hiện cam kết phát triển "lực lượng sản xuất mới" sẽ thúc đẩy nền kinh tế tương lai.

Nguồn tài trợ này sẽ giúp các công ty chip lớn như Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC) và Huawei đạt được những bước tiến mới, dù vẫn phải sử dụng công nghệ DUV với năng suất thấp và chi phí cao hơn cho các chip tiến trình dưới 7 nm.

Theo phân tích của một công ty có trụ sở tại Tokyo, năng lực sản xuất chip hiện tại của Trung Quốc chỉ chậm hơn TSMC của Đài Loan 3 năm.

Năm ngoái, ASML cũng đã gióng lên cảnh báo về rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của mình từ các lệnh hạn chế chip mới do "các đối thủ cạnh tranh mới có nguồn tài chính đáng kể, cùng tham vọng tự cung tự cấp trong bối cảnh địa chính trị".

Thạch Anh(Nguồn: GT, Asia Financial)
Bình luận (54)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Phản đối, là phụ huynh chúng tôi phản đối việc này. Áp lực coi việc học của HS như trò xổ số, may rủi. Chúng tôi ủng hộ Toán Văn Anh trên cả nước.

6 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Học đều, thi nhẹ nhàng tất cả các môn mới là đúng tính chất kiến thức phổ thông, ko học tủ học lệch

7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Thật là suy nghĩ thiển cận, lấy sự nghiệp giáo dục như trò chơi loto

3
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Tôi luôn thắc mắc tại sao bộ giáo dục luôn đặt ra tiêu chí phổ cập giáo dục, nhưng thi vào 10 lại gây áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội đến vậy? Khi một đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới nếu không đỗ cấp 3, nó sẽ hụt hẫng như mất cả tương lai. Vì sao lại ví von vậy, vì rằng khi các con bước ra ngoài đời, muốn đi làm ở đâu ít nhất cũng phải có bằng cấp 3. Vậy thử hỏi khi đó các con sẽ làm được việc gì để cống hiến cho xã hội??? Tôi nghĩ phổ cập là phải tạo cho các con môi trường học tập thoải mái, từ đó tạo cho các con hứng thú và đam mê học tập. Bộ giáo dục vẫn sẽ đưa ra các kỳ thi phân loại, đánh giá học sinh, nhưng không nên gây áp lực quá lớn như vậy. Học sinh cần được lựa chọn môn học và môn thi phù hợp với năng lực. Đồng ý rằng, trên chặng đường học tập đó của các con cần có sự tư vấn, định hướng của các thầy cô và gia đình.

6
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Nếu nói như bài viết ở trên thì nên cho thi hết các môn quan trọng như kỳ thi TN TPHT cho rồi? Người viết chắc không phải là GV nên mới có nhận xét như vậy. Thử hỏi các GV xem? nhất là các GV dạy môn không có thi tuyển sinh 10, xem học sinh học hành ra sao? vào lớp có coi trọng môn học không thi TS 10 không? Thậm chí trong giờ học các môn không thi TS 10 còn mang các môn thi đó ra ôn tập, bất chấp GV nhắc nhở? Rồi chưa kể BGH nhà trường chỉ lo tập trung cho các môn thi TS 10, điển hình nhất là việc phụ đạo hs yếu kém thì chỉ chọn 3 môn Văn, Toán, Anh mà không phải là tất cả các môn, trong khi chúng ta hay nói môn học nào cũng quan trọng, không lẽ các môn không thi TS 10 không có HS yếu nên không cần phụ đạo?
Nói chung, Khi HS THCS biết trước 3 môn thi TS 10 thì 90% HS chỉ lo tập trung học 3 môn đó để thi, các môn còn lại không quan tâm, học cho đủ điểm để xét tốt nghiệp. Riêng phụ huynh cũng coi thường các môn học khác, khi GV các môn không thi TS 10 phản ánh HS không học tập tốt, có thái độ không tốt, . . . thì phụ huynh nói "Môn không thi tốt nghiệp là gì căng dữ vậy?". Mục tiêu Giáo dục Việt Nam là "Giáo dục toàn diện", như vậy nếu cố định 3 môn thi cho HS biết trước thì liệu các môn không thi TS 10 trong 4 năm học THCS sẽ học tập ra sao? có còn đúng với mục tiêu của Giáo dục Việt Nam hay không?
Các em có năng khiếu về Tự nhiên hay xã hội thì đã chọn các trường chuyên theo đúng năng khiếu của các em rồi, vậy nên, việc không công bằng giữa hs có năng khiếu xã hội trong khi bốc thăm trúng môn tự nhiên (và ngược lại) là không chênh lệch bao nhiêu nếu tất cả đều đã chuẩn bị học tập nghiêm túc các môn ngay từ đầu cấp.

9
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Thi chuyên thì cũng phải thi 3 môn chung.

6 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Thế ông làm vị trí gì trong tổ chức của ông? Chẳng nhẽ ông làm tốt tất cả mọi việc trong đơn vị ông? Cái gì là vừa hồng vừa chuyêN? Tại sao cái ông không làm được mà ông lại bắt người khác làm.

7 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Nhưng ấn định toán văn ngoại ngữ thì những học sinh không học tốt ngoại ngữ sẽ bị thiệt

3
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Chủ trương tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2, thì thi Văn, Toán, Anh cũng là hợp lí.

6 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Học sinh là người thi nhưng BGD lại là người ra quyết định, hỏi thử đã bao giờ thật sự đặt bản thân mình vào tình thế của học sinh chưa vậy? Ý kiến học sinh thì chưa bao giờ thấy hỏi nhưng bề trên đã soạn sẵn đường đi cho hsinh rồi

2
7 tháng trướcPhản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Tin mới