Theo Báo cáo Phát triển bền vững thường niên “Green IMPACT Gap” năm 2024 của thị trường Việt Nam do Schneider Electric, tập đoàn toàn cầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa công bố kết quả khảo sát, 96% các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quen thuộc với Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Trong đó, 54% cho rằng thách thức lớn nhất là thiếu chuyên môn kỹ thuật trong việc đo lường và báo cáo khí thải để tuân thủ nghị định một cách đầy đủ. Và 46% gặp khó khăn do thiếu nguồn vốn hoặc tài nguyên để đáp ứng các yêu cầu tuân thủ.
Tuy nhiên, 58% doanh nghiệp tin rằng các quy định như vậy sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các thực tiễn bền vững hơn, dù điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận ngắn hạn.
Báo cáo Phát triển bền vững thường niên “Green IMPACT Gap” 2024 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của phát triển bền vững trong các doanh nghiệp châu Á, khi có tới 60% lãnh đạo coi đây là ưu tiên hàng đầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm 73%, cao hơn Indonesia (71%) và chỉ thấp hơn Thái Lan (83%).

Khoảng cách “Green IMPACT Gap” của Việt Nam đã thu hẹp từ 52% năm 2023 xuống còn 45% năm 2024. (Ảnh minh họa)
Tại Việt Nam, khoảng cách “Green IMPACT Gap” nhỏ hơn so với khu vực, thu hẹp từ 52% (năm 2023) xuống còn 45% (năm 2024). Trong đó, bất ổn về kinh tế (62%) được đánh giá là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt.
Chỉ số “Green IMPACT Gap” của Việt Nam thu hẹp còn 45% cho thấy trong 99% các doanh nghiệp tuyên bố đặt ra các mục tiêu bền vững, hơn một nửa (54%) trong số các công ty được khảo sát đã xây dựng chiến lược và chính sách bền vững toàn diện với các mục tiêu rõ ràng.
Những doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch mà còn chuyển hóa cam kết thành hành động thực tiễn. Những nhà lãnh đạo lựa chọn hành động để giúp cá nhân và tổ chức hướng tới một thế giới bền vững, hiệu quả và linh hoạt hơn.
Bình luận (4)
Nhìn lại thành phố Phan Thiết là biết liền.
mưa thì ngập bụi bay rác đầy đường. buôn bán thì lấn chiếm lòng lề đường về giao thông thì lộn xộn quy hoạch thành phố thì ko đâu ra đâu hết.
mong TP làm cho dân nhé
Tôi thiết nghĩ cản bộ thạc sỹ phải có năng lực thực tế chứ kg phải học từ xa, hk cho có. Xem người ta học trường nào thực tế ntn.
Cần phải rà soát, đánh giá, ktra lại 1 cách nghiêm túc.
Quan trọng nhất là người có "trình độ thạc sỹ trở lên" đó có thực sự là có trình độ thạc sỹ hay không. Tôi từng thấy rất nhiều trường hợp đi học thạc sỹ (đặc biệt là học tại các trường top dưới, trường dân lập) mà nhiều người còn không đi học, thuê người đi học hộ, thậm chí là làm luận văn hộ, hoặc chất lượng luận văn không đạt. Do đó những người được coi là có "trình độ thạc sĩ" này cũng cần phải đánh giá.