• 54
  • Zalo

18 điểm trở lên có cơ hội đỗ vào Đại học Kinh tế quốc dân năm 2020

Tuyển sinhThứ Năm, 14/05/2020 08:49:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào dự kiến là 18 điểm với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.

Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển 5.800 chỉ tiêu đầu vào theo 3 phương thức là xét tuyển thẳng, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp.

Theo đó trường xác định chỉ tiêu cụ thể cho 3 phương thức xét tuyển là: 5% chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT; 60% chỉ tiêu với xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020; 35-40% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường.

Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, trường đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào dự kiến 18 điểm (gồm điểm ưu tiên). Điểm trúng tuyển được xác định theo từng ngành, từng chương trình học. Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển và trường không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển.

Riêng với phương thức xét tuyển kết hợp sẽ gồm 5 đối tượng, cụ thể:

Đối tượng 1, thí sinh tham gia vòng thi tuần cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).

Đối tượng 2, thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).

18 điểm trở lên có cơ hội đỗ vào Đại học Kinh tế quốc dân năm 2020 - 1

Đại học Kinh tế Quốc dân công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2020.

Đối tượng 3, thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên; có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ trừ môn tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.

Đối tượng 4, thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (hoặc có giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia) các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh; có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ trừ môn thí sinh đạt giải /nếu thí sinh đạt giải môn Toán thì thay bằng môn khác môn Toán) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.

Đối tượng 5, thí sinh là học sinh giỏi 5 học kỳ 3 năm THPT các lớp hệ chuyên thuộc trường chuyên của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc của các trường đại học và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 01 môn bất kỳ) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.

Như vậy phương án tuyển sinh của Đại học Kinh tế Quốc dân cơ bản giữ ổn định như năm 2019, có sự mở rộng phạm vi và tăng chỉ tiêu với đối tượng xét tuyển theo phương thức kết hợp xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, để tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển vào trường, mùa tuyển sinh rất đặc biệt này trong lịch sử, Hội đồng tuyển sinh trường quyết định mở rộng đối tượng và tăng chỉ tiêu diện xét tuyển kết hợp. Tuy vậy chỉ tiêu phân bổ cho xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm phần lớn là 60%.

Phương thức xét tuyển kết hợp không phải là tuyển thẳng như các một số thí sinh nghĩ. Tuyển thẳng là diện được quy định theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Còn xét tuyển kết hợp là phương thức kết hợp giữa xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THP, và về nguyên tắc là xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Những năm qua do số lượng hồ sơ dự tuyển theo phương thức xét kết hợp luôn thấp hơn chỉ tiêu phân bổ khá lớn, nên gần như các thí sinh nộp hồ sơ đều trúng tuyển 100% (có thể chỉ trúng nguyện vọng 2,3…).

Năm nay trường mở rộng phạm vi, đối tượng xét tuyển nên tỷ lệ đó có thể sẽ giảm, nói cách khác, xác suất trúng tuyển diện xét tuyển kết hợp sẽ thấp hơn. Thí sinh cần lưu ý khi lựa chọn phương án này, ông Triệu nói.

Video: Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Hà Cường
Bình luận (54)
vtcnews.vn
vtcnews.vn

Phản đối, là phụ huynh chúng tôi phản đối việc này. Áp lực coi việc học của HS như trò xổ số, may rủi. Chúng tôi ủng hộ Toán Văn Anh trên cả nước.

6 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Học đều, thi nhẹ nhàng tất cả các môn mới là đúng tính chất kiến thức phổ thông, ko học tủ học lệch

7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Thật là suy nghĩ thiển cận, lấy sự nghiệp giáo dục như trò chơi loto

3
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Tôi luôn thắc mắc tại sao bộ giáo dục luôn đặt ra tiêu chí phổ cập giáo dục, nhưng thi vào 10 lại gây áp lực cho học sinh, gia đình và xã hội đến vậy? Khi một đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới nếu không đỗ cấp 3, nó sẽ hụt hẫng như mất cả tương lai. Vì sao lại ví von vậy, vì rằng khi các con bước ra ngoài đời, muốn đi làm ở đâu ít nhất cũng phải có bằng cấp 3. Vậy thử hỏi khi đó các con sẽ làm được việc gì để cống hiến cho xã hội??? Tôi nghĩ phổ cập là phải tạo cho các con môi trường học tập thoải mái, từ đó tạo cho các con hứng thú và đam mê học tập. Bộ giáo dục vẫn sẽ đưa ra các kỳ thi phân loại, đánh giá học sinh, nhưng không nên gây áp lực quá lớn như vậy. Học sinh cần được lựa chọn môn học và môn thi phù hợp với năng lực. Đồng ý rằng, trên chặng đường học tập đó của các con cần có sự tư vấn, định hướng của các thầy cô và gia đình.

6
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Nếu nói như bài viết ở trên thì nên cho thi hết các môn quan trọng như kỳ thi TN TPHT cho rồi? Người viết chắc không phải là GV nên mới có nhận xét như vậy. Thử hỏi các GV xem? nhất là các GV dạy môn không có thi tuyển sinh 10, xem học sinh học hành ra sao? vào lớp có coi trọng môn học không thi TS 10 không? Thậm chí trong giờ học các môn không thi TS 10 còn mang các môn thi đó ra ôn tập, bất chấp GV nhắc nhở? Rồi chưa kể BGH nhà trường chỉ lo tập trung cho các môn thi TS 10, điển hình nhất là việc phụ đạo hs yếu kém thì chỉ chọn 3 môn Văn, Toán, Anh mà không phải là tất cả các môn, trong khi chúng ta hay nói môn học nào cũng quan trọng, không lẽ các môn không thi TS 10 không có HS yếu nên không cần phụ đạo?
Nói chung, Khi HS THCS biết trước 3 môn thi TS 10 thì 90% HS chỉ lo tập trung học 3 môn đó để thi, các môn còn lại không quan tâm, học cho đủ điểm để xét tốt nghiệp. Riêng phụ huynh cũng coi thường các môn học khác, khi GV các môn không thi TS 10 phản ánh HS không học tập tốt, có thái độ không tốt, . . . thì phụ huynh nói "Môn không thi tốt nghiệp là gì căng dữ vậy?". Mục tiêu Giáo dục Việt Nam là "Giáo dục toàn diện", như vậy nếu cố định 3 môn thi cho HS biết trước thì liệu các môn không thi TS 10 trong 4 năm học THCS sẽ học tập ra sao? có còn đúng với mục tiêu của Giáo dục Việt Nam hay không?
Các em có năng khiếu về Tự nhiên hay xã hội thì đã chọn các trường chuyên theo đúng năng khiếu của các em rồi, vậy nên, việc không công bằng giữa hs có năng khiếu xã hội trong khi bốc thăm trúng môn tự nhiên (và ngược lại) là không chênh lệch bao nhiêu nếu tất cả đều đã chuẩn bị học tập nghiêm túc các môn ngay từ đầu cấp.

9
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Thi chuyên thì cũng phải thi 3 môn chung.

6 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Thế ông làm vị trí gì trong tổ chức của ông? Chẳng nhẽ ông làm tốt tất cả mọi việc trong đơn vị ông? Cái gì là vừa hồng vừa chuyêN? Tại sao cái ông không làm được mà ông lại bắt người khác làm.

7 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Nhưng ấn định toán văn ngoại ngữ thì những học sinh không học tốt ngoại ngữ sẽ bị thiệt

3
7 tháng trướcPhản hồi
vtcnews.vn

Chủ trương tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2, thì thi Văn, Toán, Anh cũng là hợp lí.

6 tháng trước Phản hồi
vtcnews.vn

Học sinh là người thi nhưng BGD lại là người ra quyết định, hỏi thử đã bao giờ thật sự đặt bản thân mình vào tình thế của học sinh chưa vậy? Ý kiến học sinh thì chưa bao giờ thấy hỏi nhưng bề trên đã soạn sẵn đường đi cho hsinh rồi

2
7 tháng trướcPhản hồi
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục
Tin mới