• Zalo

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị

TrẻThứ Sáu, 07/05/2021 19:30:00 +07:00 Google News

Một số từ tưởng như quen thuộc nhưng đang bị nhiều người sử dụng nhầm lẫn.

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị - 1

“Hàng ngày” có nghĩa là cả ngày; còn “Hằng ngày” là việc lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác.

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị - 2

"Giả thuyết" là điều tạm nêu ra trong khoa học (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng/sự vật nào đó.; "Giả thiết" là quy ước cho trước trong một định lí hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lí hay để giải bài toán.

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị - 3

"Phong thanh" dùng để chỉ tiếng gió, VD: nghe phong thanh - nghe loáng thoáng, nghe lời đồn; "Phong phanh" để diễn tả sự mỏng manh, đơn sơ, VD: ăn mặc phong phanh - ăn mặc đơn sơ, mỏng manh, không đủ ấm.

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị - 4

"Tri thức" là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội; "Trí thức" là để chỉ người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên môn.

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị - 5

"Yếu điểm" là điểm quan trọng, có ý nghĩa lớn nhất; "Điểm yếu" là điểm dễ bị tổn thương nhất. 

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị - 6

“Dành” là động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, VD: để dành; "Giành" là động từ chỉ sự tranh đoạt, VD: giành giựt.

Không sai chính tả nhưng nhiều người vẫn mắc lỗi với các từ này, số 2 ai cũng bị - 7

Từ "dẫm" và "giẫm" thường bị sử dụng lẫn lộn với nhau. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó hoàn toàn khác biệt. Trong khi từ dẫm là dùng cho từ dựa dẫm thì giẫm là sử dụng trong trường hợp giẫm đạp.

Cersei(Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn