Ngâm chân, có lẽ ai trong chúng ta cũng biết nhưng ngâm như thế nào, những ai được phép và những ai không được phép ngâm, có lẽ không phải ai cũng biết.
Vậy, hãy để các chuyên gia sức khỏe trên thế giới giúp ta những lời khuyên bổ ích nhất.
Thạ chí “Life Times” tiến hành điều tra với 2.104 người thì có đến 23,3% trả lời là chưa bao giờ ngâm chân, còn 41,7% lại cho rằng ngâm chân thật sự phiền phức.
Những con số trên phần nào cho thấy, có khá nhiều người trong chúng ta chưa thấy hết được tác dụng và vai trò của việc ngâm chân.
Ngâm chân bằng nước nóng không phải do y học hiện đại bây giờ mới phát hiện ra, mà từ lâu trong Trung y đã có những bài thuốc và cách chữa bệnh thông qua phương pháp này, nhưng có lẽ nó chưa thực sự được phổ biến.
Trong Đông y Trung Quốc, từ xa xưa, họ đã coi bàn chân là “trái tim thứ hai” trên cơ thể; đồng thời trên cơ thể, phần quan trọng nhất là phủ tạng, khí quan, mà những cơ quan này lại biểu hiện ra bên ngoài ở những khu vực khác nhau trên cơ thể.
Lịch sử Trung Quốc chứng minh hoàng đế Càn Long, Từ Hi Thái hậu… là những người thường xuyên dùng liệu pháp ngâm chân. Với Từ Hi, bà ta tùy chỉnh nước ngâm chân theo mùa.
Vì vậy, ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông máu; Giảm bớt việc đâu đầu; Giúp giấc ngủ sâu hơn.
Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao để có được hiệu quả nhất.
Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân.
Bởi theo bác sĩ chuyên gia ngọai khoa huyết quản Trương Cường, ông đã chứng kiến khá nhiều người già bị mắc bệnh trên nhưng thường xuyên ngâm chân nước nóng, cho đến một ngày khi đưa đến bệnh viện thì chân đã bị hoại tử và phải cắt bỏ.
Cho nên, những trường hợp bị mắc các triệu chứng trên hãy cân nhắc khi sử dụng việc ngâm chân nước nóng.
Tiếp đến là những người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 ℃.
Một đối tượng khác nữa bị ngăn cấm hoàn toàn với việc ngâm chân nước nóng chính là trẻ em. Bởi đối với các em, đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.
Đối tượng cuối cùng cũng không nên ngâm chân đó là những người bị bệnh tiểu đường.
Bởi với những bệnh nhân tiểu đường, thì lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ.
Người bình thường cảm thấy nhiệt độ nước quá nóng, còn với những người mắc bệnh này thì mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
Hơn nữa, với bệnh nhân tiểu đường, nếu bị một mụn nước nhỏ, không xử lý y tế kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét, có thể gây ra nghiêm trọng hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ.
Ngoài các nhóm này, có bàn chân của vận động viên, bàn chân của bệnh nhân herpes, eczema và các bệnh khác là không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.
Đối với những người có những bệnh trên được khuyến cáo không nên ngâm chân, những người bình thường còn lại thì thỏa mái sử dụng phương pháp này, nhưng phương pháp nào hiệu quả nhất cho đôi chân bạn, thì bạn cũng vẫn cần xem những lời khuyên của chuyên gia ở dưới đây.
Thứ nhất, các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40 ℃ ~ 45 ℃, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.
Thứ hai, chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút, Khi ngâm bàn chân, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.
Nhất là với những bệnh nhân tim mạch, người cao tuổi nói riêng thì cần phải cẩn thận, không ngâm chân qua lâu, nếu thấy thấy tức ngực, chóng mặt, nên dừng chân nghỉ ngơi. Nếu có những bất thường rõ ràng khác, khi cần thiết, đến bệnh viện.
Thời điểm ngâm chân cũng phải chú ý, phải đợi ít nhất 1 tiếng sau khi ăn bạn mới nên ngâm, bởi sau bữa cơm, hầu hết lưu lượng máu trên cơ thể dùng để cung cấp đến phụ trợ dạ dày tiêu thụ thực phẩm nếu ngâm chân ngay thì lưu lượng máu sẽ phải phân tán sang bên hai chân điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Cuối cùng, công cụ để ngâm chân tốt nhất là chậu gỗ. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, các loại chậu được làm từ kim loại hoặc những loại chất hóa học khác rất dễ gây phản ứng với thuốc, thậm chí còn tạo ra các chất độc hại, như vậy sẽ giảm hiệu quả của việc ngâm chân.
Với nước ngâm chân các bạn có thể cho thêm một số cách thành phần thảo dược ở Đông y khuyên dùng cũng vô cùng hữu ích.
Nhưng các bạn cần chú ý những loại thuốc mua về cần phải được kê đơn, khuyên dùng của các bác sĩ Đông y, không nên dùng bừa bãi.
Trên đây là tất cả những điều chúng ta cần biết cho việc ngâm chân hằng ngày tưởng như đơn giản nhưng khá phức tạp và nhiều công đoạn.
Bình luận