(VTC News) – Các chuyên gia giáo dục đưa ra những băn khoăn xung quanh việc Bộ GD-ĐT công bố sẽ thống nhất xét tuyển chung đại học năm 2016.
Sáng ngày 9/5, trao đổi với VTC News, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Mai Văn Trinh cho biết năm 2016, cả nước sẽ thống nhất dùng chung phần mềm để xét tuyển đại học.
Ông Trinh cho biết đây chỉ là giải pháp kỹ thuật để giải pháp giải quyết căn bản tình trạng thí sinh ảo như năm 2015 và việc làm này không vi phạm quyền tự chủ của các trường đại học trong tuyển sinh.
Trao đổi với VTC News, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là mở rộng nhóm GX ra toàn quốc là tốt nhưng cần phải chú ý đến các giải pháp.
“Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng ra chủ trì là một việc tốt. Nếu nhiều trường tham gia thì sẽ giảm được thí sinh ảo. Cơ hội của thí sinh càng tăng lên”, ông Sơn nêu quan điểm.
“Mục đích của chúng tôi khi lập nhóm GX là để hỗ trợ lẫn nhau để giảm việc ảo, ảo cho các trường và thí sinh. Ví dụ những trường top giữa và top dưới nếu đứng trong nhóm thì sẽ có cơ hội tuyển thí sinh ngay từ đợt đầu chứ không phải chờ đến đợt thứ 2,3. Ngay từ đầu chúng tôi cũng nói không hạn chế số trường tham gia”, hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội phân tích.
Vì vậy, bây giờ nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng ra làm việc này thì các trường tham gia sẽ có tâm lý thoải mái hơn.
“Có thể khi Bách khoa đứng ra tổ chức thì các trường có sự e ngại, hay nghĩ rằng đây là những trường top đầu. Nhóm không hạn chế trường nào, miễn là các trường đáp ứng các điều kiện để tham gia sân chơi chung” ông Sơn nói.
Ông Sơn cho rằng không phải tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ tham gia. Các trường phải đăng ký tham gia trên cơ sở tự nguyện.
Nếu công tác truyền thông làm tốt, các trường thấy rằng việc làm này có lợi cho nhà trường, cho thí sinh thì việc còn lại để các trường tự đăng ký tham gia.
“Trường nào muốn xét tuyển riêng thì phải do quyền tự chủ riêng của các trường”, ông Sơn nêu quan điểm.
Không thể bắt các trường tham gia, bởi có trường xét tuyển theo học bạ, và có trường kết hợp xét học bạ và phương thức khác, thì điều đó là khó khăn” ông Sơn cho biết.
“Nếu Bộ có quan điểm chỉ đứng ra chủ trì và hỗ trợ các trường trong việc xét tuyển thì không phải là bắt buộc”, ông Sơn nói.
Việc xét tuyển chung cho các trường trong nhóm phải đảm bảo theo những nguyên tắc nhất định.
“Tiêu chí phải rõ ràng: Ví dụ không xét tuyển học bạ (học bạ chỉ là tiêu chí sơ tuyển), phần mềm chỉ căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT. Nếu mà tuân theo những nguyên tắc như thế thì tôi nghĩ không có vấn đề gì”, PGS Hoàng Minh Sơn phân tích.
Nói về giải pháp kỹ thuật, ông Sơn cho rằng việc đăng ký đã được tiến hành từ trước đó và mọi thí sinh đều có quyền bình đẳng theo quy định.
Ngoài ra, việc xét tuyển không liên quan đến việc đăng ký thì chỉ cần dùng phần mềm chạy. Vì vậy, nếu có tới 1 triệu thí sinh thì phần mềm cũng có thể xử lý được.
Video: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chất vấn Bộ GD-ĐT ngay tại hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động cơ sở giáo dục ĐH công lập
Cũng có cùng quan điểm này, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng việc Bộ đứng ra làm là cần thiết nhưng phải trên tình thần tự nguyện của các trường.
Nếu các trường thấy được lợi ích thì sẽ tham gia. Các trường đại học được quyền sử dụng kết quả, cách thức như thế nào là quyền của các trường.
Theo ông Khuyến, kỳ xét tuyển chung phải coi đó như là một dịch vụ công ích chứ không phải là kỳ thi.
Phạm Thịnh
Sáng ngày 9/5, trao đổi với VTC News, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo Mai Văn Trinh cho biết năm 2016, cả nước sẽ thống nhất dùng chung phần mềm để xét tuyển đại học.
Ông Trinh cho biết đây chỉ là giải pháp kỹ thuật để giải pháp giải quyết căn bản tình trạng thí sinh ảo như năm 2015 và việc làm này không vi phạm quyền tự chủ của các trường đại học trong tuyển sinh.
Bộ GD-ĐT cho biết năm 2016 sẽ xét tuyển tập trung |
Trao đổi với VTC News, ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là mở rộng nhóm GX ra toàn quốc là tốt nhưng cần phải chú ý đến các giải pháp.
“Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng ra chủ trì là một việc tốt. Nếu nhiều trường tham gia thì sẽ giảm được thí sinh ảo. Cơ hội của thí sinh càng tăng lên”, ông Sơn nêu quan điểm.
“Mục đích của chúng tôi khi lập nhóm GX là để hỗ trợ lẫn nhau để giảm việc ảo, ảo cho các trường và thí sinh. Ví dụ những trường top giữa và top dưới nếu đứng trong nhóm thì sẽ có cơ hội tuyển thí sinh ngay từ đợt đầu chứ không phải chờ đến đợt thứ 2,3. Ngay từ đầu chúng tôi cũng nói không hạn chế số trường tham gia”, hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội phân tích.
Vì vậy, bây giờ nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng ra làm việc này thì các trường tham gia sẽ có tâm lý thoải mái hơn.
Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội |
“Có thể khi Bách khoa đứng ra tổ chức thì các trường có sự e ngại, hay nghĩ rằng đây là những trường top đầu. Nhóm không hạn chế trường nào, miễn là các trường đáp ứng các điều kiện để tham gia sân chơi chung” ông Sơn nói.
Ông Sơn cho rằng không phải tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ tham gia. Các trường phải đăng ký tham gia trên cơ sở tự nguyện.
Nếu công tác truyền thông làm tốt, các trường thấy rằng việc làm này có lợi cho nhà trường, cho thí sinh thì việc còn lại để các trường tự đăng ký tham gia.
“Trường nào muốn xét tuyển riêng thì phải do quyền tự chủ riêng của các trường”, ông Sơn nêu quan điểm.
Không thể bắt các trường tham gia, bởi có trường xét tuyển theo học bạ, và có trường kết hợp xét học bạ và phương thức khác, thì điều đó là khó khăn” ông Sơn cho biết.
“Nếu Bộ có quan điểm chỉ đứng ra chủ trì và hỗ trợ các trường trong việc xét tuyển thì không phải là bắt buộc”, ông Sơn nói.
Việc xét tuyển chung cho các trường trong nhóm phải đảm bảo theo những nguyên tắc nhất định.
“Tiêu chí phải rõ ràng: Ví dụ không xét tuyển học bạ (học bạ chỉ là tiêu chí sơ tuyển), phần mềm chỉ căn cứ vào kết quả kỳ thi THPT. Nếu mà tuân theo những nguyên tắc như thế thì tôi nghĩ không có vấn đề gì”, PGS Hoàng Minh Sơn phân tích.
Nói về giải pháp kỹ thuật, ông Sơn cho rằng việc đăng ký đã được tiến hành từ trước đó và mọi thí sinh đều có quyền bình đẳng theo quy định.
Ngoài ra, việc xét tuyển không liên quan đến việc đăng ký thì chỉ cần dùng phần mềm chạy. Vì vậy, nếu có tới 1 triệu thí sinh thì phần mềm cũng có thể xử lý được.
Video: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chất vấn Bộ GD-ĐT ngay tại hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động cơ sở giáo dục ĐH công lập
Nếu các trường thấy được lợi ích thì sẽ tham gia. Các trường đại học được quyền sử dụng kết quả, cách thức như thế nào là quyền của các trường.
Theo ông Khuyến, kỳ xét tuyển chung phải coi đó như là một dịch vụ công ích chứ không phải là kỳ thi.
Phạm Thịnh
Bình luận