Cam thảo thơm và ngọt, là vị thuốc rất thông dụng trong Ðông y và Tây y. Cam thảo vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Dưới đây là những tác dụng của nước cam thảo với sức khỏe.
Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
Tác dụng trong y học cổ truyền
Cam thảo là một trong những vị thuốc Đông y quý, tác dụng bồi bổ cơ thể, giải độc, ức chế sự phát triển các tế bào ung thư, hạ cholesterol, bảo vệ gan và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong cam thảo chứa nhiều thành phần và hoạt chất nổi bật như glycyrrhizin, neo-liquiritin, liquiritin, isoliquiritin và các chất chống viêm cũng như chống oxy hoá khác.
Thường xuyên uống cam thảo có thể giúp bạn chữa tỳ vị hư nhược, ho do yếu phổi, chán ăn, sốt do mệt mỏi, đau bụng do tiêu chảy... Ngoài ra, khi sử dụng cam thảo tươi có thể giúp bạn giải nhiệt, giải độc, hạ hoả và chữa loét đường tiêu hoá rất hữu hiệu. Đặc biệt, uống nước cam thảo cũng giúp hỗ trợ giải chất độc của độc tố uốn ván.
Tác dụng trong y học hiện đại
Theo nghiên cứu y học hiện đại, uống nước cam thảo điều độ có thể mang lại các công dụng nổi trội khác sau:
Hỗ trợ điều trị viêm da và nhiễm trùng: Một số thử nghiệm cho thấy, hoạt chất chính Glycyrrhiza glabra trong nước cam thảo tác dụng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, từ đó hỗ trợ khắc phục các tình trạng nhiễm trùng da hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, nước cam thảo khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, nhờ đó cải thiện đáng kể được tình trạng viêm nang lông, bệnh chốc lở hoặc viêm mô tế bào.
Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày: Chiết xuất glabrene và glabridin trong nước cam thảo tác dụng giảm đau và giúp lành vết loét ở dạ dày một cách nhanh chóng. Đặc biệt, các hoạt chất chống oxy hoá này còn có khả năng làm giảm thiểu một số triệu chứng do đau dạ dày gây ra, chẳng hạn như ợ nóng và buồn nôn. Nghiên cứu cũng cho thấy, các chiết xuất từ cam thảo có công dụng diệt loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày có tên là Helicobacter pylori.
Chữa bệnh sâu răng: Các hoạt chất chống viêm và chống oxy hoá trong nước cam thảo có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây sâu răng.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan C: Hoạt chất chính glycyrrhizin trong nước cam thảo tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cao, nhờ đó hỗ trợ điều trị rất tốt cho bệnh nhân mắc viêm gan C. Hơn nữa, hoạt chất này cũng có khả năng giải độc và bảo vệ gan khỏi sự tổn thương do carbon tetrachloride gây ra.
Một số công dụng khác: Uống cam thảo hàng ngày còn giúp điều trị chứng viêm họng, tiêu đàm, điều hoà nội tiết tố nữ và chống cơn co thắt cơ trơn ở đường tiêu hoá.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nước cam thảo
Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.
Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.
Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo... thay nước lọc.
Bình luận