(VTC News) - Theo Luật sư Trương Quốc Hòe, chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực có dấu hiệu phạm tội hình sự vì cố tình xây công trình sai phép sau 27 lần bị xử phạt.
Liên quan đến những sai phạm tại công trình số 8B Lê Trực khiến dư luận bức xúc thời gian gần đây, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Trương Quốc Hoè về những trách nhiệm mà chủ đầu tư công trình này có thể sẽ phải chịu trước pháp luật.
- Mặc dù cơ quan chức năng đã có 27 lần lập biên bản xử lý vi phạm nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng toà nhà 8B Lê Trực sai phép. Theo ông, đây có phải là hành vi cố ý và có dấu hiệu hình sự?
Chúng ta đã biết, hành vi xây dựng nhà trái phép là hành vi xây dựng nhà ở, các công trình liên quan (đến nhà ở) trong khu vực cấm xây dựng, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, khu di tích lịch sử, văn hóa … xây dựng nhà không có giấy phép hoặc xây dựng nhà, các công trình liên quan không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
Theo quy định của điều luật, các hành vi chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép chỉ bị coi là phạm tội khi người có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Điều 270 Bộ luật Hình sự quy định như sau:
“Điều 270: Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.
Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Đối chiếu với trường hợp của tòa nhà số 8B Lê Trực, mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính 27 lần nhưng chủ đầu tư vẫn không khắc phục mà còn cố tình xây dựng tòa nhà vượt 16m chiều cao và hơn 6.000 m2 mặt sàn so với giấy phép xây dựng.
Như vậy, đây là hành vi xây dựng nhà ở trái phép và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần. Hành vi của chủ đầu tư xây dựng tòa nhà 8B Lê Trực đã có dấu hiệu cấu thành“ Vi phạm các quy định về nhà ở” theo quy định tại Điều 270 Bộ luật Hình sự.
- Nếu còn tiếp tục vi phạm nhiều lần thì chủ đầu tư dự án có bị cấm đầu tư xây dựng, giám sát một khoảng thời gian nhất định hoặc sẽ bị tước giấy phép chuyển đổi dự án cho một nhà đầu tư khác hay không?
Hành vi của chủ đầu tư tòa nhà số 8B Lê Trực đã thuộc vào trường hợp quy định tại Điểm C Khoản 5 và Khoản 8 Điều 13 Thông tư số 121/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Cụ thể như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng
5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
…
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
…
8. Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).”
Theo đó, đối với hành vi của chủ đầu tư dự án số 8B Lê Trực đã bị xử phạt vi phạm mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quy mô công trình vi phạm. Ngoài ra chủ đầu tư còn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc để tòa nhà xây dựng sai phép trong trường hợp này thế nào, thưa ông?
Có thể thấy trong trường hợp này, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã thiếu tinh thần trách nhiệm và sai phạm nghiêm trọng trong việc giám sát, quản lý xây dựng đối với tòa nhà 8B Lê Trực.
Như đã nói ở trên, mặc dù pháp luật đã có các quy định và chế tài, biện pháp cưỡng chế rõ ràng áp dụng đối với các trường hợp vi phạm về xây dựng tuy nhiên các cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn để cho vi phạm tại Tòa nhà số 8B Lê Trực tiếp diễn và bị xử phạt hành chính tới 27 lần.
Trách nhiệm lớn nhất ở đây thuộc về các cá nhân, tổ chức quản lý xây dựng đô thị trên địa bản xảy ra vi phạm. Trước tiên khi xảy ra vi phạm đầu tiên tại tòa nhà số 8B Lê Trực cá nhân có thẩm quyền đã xử lý vi phạm thuộc về Trưởng đoàn thanh tra thuộc Sở xây dựng Hà Nội. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm không nghiêm minh dẫn đến hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra và kéo dài.
Tiếp theo, khi hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra, căn cứ theo Điều 64, 69 Nghị định 121/2013, hành vi vi phạm tại tòa nhà số 8B Lê Trực sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Bộ xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Vì vậy, đối với việc sai phạm nghiêm trọng của tòa nhà số 8B Lê Trực tiếp tục xảy ra nhiều lần, thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về cơ quan Thanh tra thuộc Sở xây dựng Hà Nội, Thanh tra Bộ xây dựng và UBND TP Hà Nội đã không quản lý giám sát, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm.
Đồng thời, trách nhiệm này cũng thuộc về Trưởng đoàn thanh tra Sở xây dựng Hà Nội khi tiến hành xử phạt vi phạm đối với tòa nhà 8B Lê Trực, Chánh thanh tra Bộ xây dựng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Trong trường hợp này, các cá nhân trên có thể bị kỷ luật tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xin cảm ơn Luật sư!
Đà Long
Liên quan đến những sai phạm tại công trình số 8B Lê Trực khiến dư luận bức xúc thời gian gần đây, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Trương Quốc Hoè về những trách nhiệm mà chủ đầu tư công trình này có thể sẽ phải chịu trước pháp luật.
- Mặc dù cơ quan chức năng đã có 27 lần lập biên bản xử lý vi phạm nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình xây dựng toà nhà 8B Lê Trực sai phép. Theo ông, đây có phải là hành vi cố ý và có dấu hiệu hình sự?
Chúng ta đã biết, hành vi xây dựng nhà trái phép là hành vi xây dựng nhà ở, các công trình liên quan (đến nhà ở) trong khu vực cấm xây dựng, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, khu di tích lịch sử, văn hóa … xây dựng nhà không có giấy phép hoặc xây dựng nhà, các công trình liên quan không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
Theo quy định của điều luật, các hành vi chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép chỉ bị coi là phạm tội khi người có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tòa nhà 8B Lê Trực nhìn từ Lăng Bác. |
Điều 270 Bộ luật Hình sự quy định như sau:
“Điều 270: Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở.
Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Đối chiếu với trường hợp của tòa nhà số 8B Lê Trực, mặc dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính 27 lần nhưng chủ đầu tư vẫn không khắc phục mà còn cố tình xây dựng tòa nhà vượt 16m chiều cao và hơn 6.000 m2 mặt sàn so với giấy phép xây dựng.
Như vậy, đây là hành vi xây dựng nhà ở trái phép và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần. Hành vi của chủ đầu tư xây dựng tòa nhà 8B Lê Trực đã có dấu hiệu cấu thành“ Vi phạm các quy định về nhà ở” theo quy định tại Điều 270 Bộ luật Hình sự.
- Nếu còn tiếp tục vi phạm nhiều lần thì chủ đầu tư dự án có bị cấm đầu tư xây dựng, giám sát một khoảng thời gian nhất định hoặc sẽ bị tước giấy phép chuyển đổi dự án cho một nhà đầu tư khác hay không?
Hành vi của chủ đầu tư tòa nhà số 8B Lê Trực đã thuộc vào trường hợp quy định tại Điểm C Khoản 5 và Khoản 8 Điều 13 Thông tư số 121/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Cụ thể như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng
5. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
…
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
…
8. Đối với hành vi quy định tại Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này, sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).”
Theo đó, đối với hành vi của chủ đầu tư dự án số 8B Lê Trực đã bị xử phạt vi phạm mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm và quy mô công trình vi phạm. Ngoài ra chủ đầu tư còn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc để tòa nhà xây dựng sai phép trong trường hợp này thế nào, thưa ông?
Có thể thấy trong trường hợp này, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã thiếu tinh thần trách nhiệm và sai phạm nghiêm trọng trong việc giám sát, quản lý xây dựng đối với tòa nhà 8B Lê Trực.
Như đã nói ở trên, mặc dù pháp luật đã có các quy định và chế tài, biện pháp cưỡng chế rõ ràng áp dụng đối với các trường hợp vi phạm về xây dựng tuy nhiên các cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn để cho vi phạm tại Tòa nhà số 8B Lê Trực tiếp diễn và bị xử phạt hành chính tới 27 lần.
Trách nhiệm lớn nhất ở đây thuộc về các cá nhân, tổ chức quản lý xây dựng đô thị trên địa bản xảy ra vi phạm. Trước tiên khi xảy ra vi phạm đầu tiên tại tòa nhà số 8B Lê Trực cá nhân có thẩm quyền đã xử lý vi phạm thuộc về Trưởng đoàn thanh tra thuộc Sở xây dựng Hà Nội. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm không nghiêm minh dẫn đến hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra và kéo dài.
Tiếp theo, khi hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra, căn cứ theo Điều 64, 69 Nghị định 121/2013, hành vi vi phạm tại tòa nhà số 8B Lê Trực sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Bộ xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Vì vậy, đối với việc sai phạm nghiêm trọng của tòa nhà số 8B Lê Trực tiếp tục xảy ra nhiều lần, thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về cơ quan Thanh tra thuộc Sở xây dựng Hà Nội, Thanh tra Bộ xây dựng và UBND TP Hà Nội đã không quản lý giám sát, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm.
Đồng thời, trách nhiệm này cũng thuộc về Trưởng đoàn thanh tra Sở xây dựng Hà Nội khi tiến hành xử phạt vi phạm đối với tòa nhà 8B Lê Trực, Chánh thanh tra Bộ xây dựng và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Trong trường hợp này, các cá nhân trên có thể bị kỷ luật tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xin cảm ơn Luật sư!
Đà Long
Bình luận