(VTC News) – Chuyên gia giáo dục đã bình luận về nội dung cuốn sách Bài tập thực hành Kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 đưa ra tình huống “sờ vùng kín”.
Những ngày qua, nội dung tình huống "sờ vùng kín" trong cuốn “Thực hành kỹ năng sống” đã khiến dư luận có những ý kiến trái chiều.
"Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người".
Đây là tình huống trong cuốn sách Bài tập thực hành kỹ năng sống do Lưu Thu Thủy (chủ biên) và Trần Thị Thái Hà, Đào Văn Vi đồng tác giả biên soạn; Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm ấn hành.
Ngoài tình huống số 2 này, trong sách có bài bài tập ứng xử cần thiết khi học sinh cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm hay xâm hại tình dục.
Tuy vậy, tình huống "sờ vào vùng kín" đã khiến nhiều phụ huynh tranh cãi gay gắt.
Chị Thu Anh, một phụ huynh ở Hà Nội cho rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ em là điều cần thiết nhưng phải có cách truyền đạt khéo léo không để học sinh tò mò, thực hành và sẽ phản tác dụng giáo dục.
Việc miêu tả tình huống 2 bạn nam “sờ vùng kín” của nhau quá thô và khiến học sinh tò mò làm theo và coi đó như một trò chơi.
Trong khi đó, một phụ huynh khác lại cho rằng học sinh nên cần được biết và hướng dẫn cách phòng chống về những tình huống cụ thể để không bị kẻ xấu lợi dụng.
“Hiện nay, nhiều người đang có tâm lý lảng tránh và không dạy các con đối mặt với các tình huống thực tế sẽ không có lợi cho học sinh”, phụ huynh này nêu quan điểm.
Trong khi đó, TS Vũ Thu Hương, khoa Sư phạm tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không nên đưa tất cả những tình huống về giới tính ra mổ xẻ.
Dựa trên kinh nghiệm gần 10 năm giáo dục giới tính cho trẻ, TS Hương cho rằng các tình huống của giáo dục giới tính đều vô cùng nhạy cảm.
Việc đề cập đến những tình huống cụ thể hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng tác dụng ngược khi con trẻ cảm thấy tình huống đó thú vị và chúng chưa nghĩ đến bao giờ. Các con có thể sẽ tò mò làm theo.
“ Không thể nào liệt kê hết tất cả các tình huống để dạy trẻ cách ứng xử. Vì trong cuộc sống, các tình huống muôn hình vạn trạng, không bao giờ giống nhau tuyệt đối.
Và việc liệt kê quá nhiều, bắt trẻ nhớ quá nhiều các tình huống sẽ có thể khiến trẻ quá tải và quên mất bài học khi cần ứng dụng”, vị chuyên gia giáo dục phân tích thêm.
Bên cạnh đó, nếu giáo viên phải lựa chọn tình huống, chắc chắn sẽ rất khó khăn để chọn tình huống nào là cần dạy, tình huống nào có thể bỏ.
Vì thế, khi dạy về giáo dục giới tính thì cách dạy theo tình huống là không phù hợp. Với giáo dục giới tính, giáo viên nên dạy trẻ nguyên tắc để tự ứng dụng một cách sáng tạo trong các tình huống cụ thể.
TS Hương cũng lấy ví dụ khi dạy giáo dục giới tính cho trẻ, có thể đưa ra “quy tắc đồ lót” nhưng vẫn đạt được mục tiêu.
“Quy tắc đó được giải thích là phần cơ thể phía bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm với bất kể ai ngoài con. Ai động vào khu vực đó khi con chưa đồng ý cũng là sai và xấu. Người nào không có lý do chính đáng mà thuyết phục con cho động chạm vào thì cũng xấu. Chỉ khi con có bệnh tật cần đi khám bác sĩ, bác sĩ thuyết phục con và có bố mẹ con chứng kiến thì lúc đó bác sĩ mới được phép động vào”, TS Hương phân tích ví dụ.
Với cách học như vậy, trẻ sẽ biết cách xử lý trong mọi tình huống. Biết nên làm gì và nên tránh xa ai.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin phản ánh về cuốn sách có tình huống "sờ vùng kín", ông đã trực tiếp kiểm tra vụ việc.
NXB Đại học Sư phạm cho biết, theo một nguồn thống kê có 95% dư luận phụ huynh cho rằng cách viết của sách không vấn đề gì.
Vị lãnh đạo NXB Đại học Sư phạm cho biết sẽ thông tin chi tiết về sự việc trong thời gian tới.
Phạm Thịnh
Những ngày qua, nội dung tình huống "sờ vùng kín" trong cuốn “Thực hành kỹ năng sống” đã khiến dư luận có những ý kiến trái chiều.
"Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người".
Nội dung tình huống "sờ vùng kín" trong sách thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 gây xôn xao dư luận |
Ngoài tình huống số 2 này, trong sách có bài bài tập ứng xử cần thiết khi học sinh cảm thấy sợ hãi do có người muốn đụng chạm hay xâm hại tình dục.
Tuy vậy, tình huống "sờ vào vùng kín" đã khiến nhiều phụ huynh tranh cãi gay gắt.
Chị Thu Anh, một phụ huynh ở Hà Nội cho rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ em là điều cần thiết nhưng phải có cách truyền đạt khéo léo không để học sinh tò mò, thực hành và sẽ phản tác dụng giáo dục.
Việc miêu tả tình huống 2 bạn nam “sờ vùng kín” của nhau quá thô và khiến học sinh tò mò làm theo và coi đó như một trò chơi.
Trong khi đó, một phụ huynh khác lại cho rằng học sinh nên cần được biết và hướng dẫn cách phòng chống về những tình huống cụ thể để không bị kẻ xấu lợi dụng.
“Hiện nay, nhiều người đang có tâm lý lảng tránh và không dạy các con đối mặt với các tình huống thực tế sẽ không có lợi cho học sinh”, phụ huynh này nêu quan điểm.
TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng không nên đưa ra các tình huống cụ thể khi giáo dục giới tính cho trẻ |
Dựa trên kinh nghiệm gần 10 năm giáo dục giới tính cho trẻ, TS Hương cho rằng các tình huống của giáo dục giới tính đều vô cùng nhạy cảm.
Việc đề cập đến những tình huống cụ thể hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng tác dụng ngược khi con trẻ cảm thấy tình huống đó thú vị và chúng chưa nghĩ đến bao giờ. Các con có thể sẽ tò mò làm theo.
“ Không thể nào liệt kê hết tất cả các tình huống để dạy trẻ cách ứng xử. Vì trong cuộc sống, các tình huống muôn hình vạn trạng, không bao giờ giống nhau tuyệt đối.
Và việc liệt kê quá nhiều, bắt trẻ nhớ quá nhiều các tình huống sẽ có thể khiến trẻ quá tải và quên mất bài học khi cần ứng dụng”, vị chuyên gia giáo dục phân tích thêm.
Bên cạnh đó, nếu giáo viên phải lựa chọn tình huống, chắc chắn sẽ rất khó khăn để chọn tình huống nào là cần dạy, tình huống nào có thể bỏ.
Vì thế, khi dạy về giáo dục giới tính thì cách dạy theo tình huống là không phù hợp. Với giáo dục giới tính, giáo viên nên dạy trẻ nguyên tắc để tự ứng dụng một cách sáng tạo trong các tình huống cụ thể.
TS Hương cũng lấy ví dụ khi dạy giáo dục giới tính cho trẻ, có thể đưa ra “quy tắc đồ lót” nhưng vẫn đạt được mục tiêu.
“Quy tắc đó được giải thích là phần cơ thể phía bên trong đồ lót là bất khả xâm phạm với bất kể ai ngoài con. Ai động vào khu vực đó khi con chưa đồng ý cũng là sai và xấu. Người nào không có lý do chính đáng mà thuyết phục con cho động chạm vào thì cũng xấu. Chỉ khi con có bệnh tật cần đi khám bác sĩ, bác sĩ thuyết phục con và có bố mẹ con chứng kiến thì lúc đó bác sĩ mới được phép động vào”, TS Hương phân tích ví dụ.
Với cách học như vậy, trẻ sẽ biết cách xử lý trong mọi tình huống. Biết nên làm gì và nên tránh xa ai.
Bìa cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống" cho học sinh lớp 4 có tình huống "sờ vùng kín" |
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Bá Cường, Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin phản ánh về cuốn sách có tình huống "sờ vùng kín", ông đã trực tiếp kiểm tra vụ việc.
NXB Đại học Sư phạm cho biết, theo một nguồn thống kê có 95% dư luận phụ huynh cho rằng cách viết của sách không vấn đề gì.
Vị lãnh đạo NXB Đại học Sư phạm cho biết sẽ thông tin chi tiết về sự việc trong thời gian tới.
Phạm Thịnh
Bình luận