Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Hemophilia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, kết quả xét nghiệm do Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện. Như vậy, có thể khẳng định bệnh nhân chảy máu không cầm là do ngộ độc warfarin.
Chất độc bị nhiễm vào cơ thể bệnh nhân từ nguồn thức ăn, nước uống, nguồn đất… hiện các chuyên gia chưa xác định được.
“Chúng tôi nghĩ nguy cơ cao nhất là từ nguồn nước uống. Thực tế là ở khu vực Tân Yên, Bắc Giang nơi có 9 bệnh nhân bị chảy máu không đông, trong đó một số gia đình có sử dụng bả chuột. Cháu Tú ở Bắc Giang, bị chảy máu không cầm đang điều trị tại bệnh viện Huyết học và Truyền máu TW. Ảnh: Nam Anh
Rất nhiều loại thuốc chuột trên thị trường có thành phần warfarin. Vì thế, cũng không loại trừ khả năng chuột chết do ăn phải bả rồi gây nhiễm độc nguồn nước. Chúng tôi đang chờ tiếp kết quả xét nghiệm mẫu nước, đất”, bác sĩ Mai nói.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đặt giả thiết các bệnh nhân bị ngộ độc super warfarin- một chất có thời gian tác dụng kéo dài, sức mạnh gấp nhiều lần warfarin.
Warfarin là thuốc kháng đông dành có các bệnh nhân tim mạch, những người có nguy cơ huyết khối cao. Nếu bệnh nhân bị ngộ độc loại thuốc này thì chỉ sau vài ba ngày là chất độc bị thải trừ hết. Trong khi các bệnh nhân nhập viện Huyết học và truyền máu TW có biểu hiện lặp đi lặp lại, liều điều trị cũng cao hơn liều thông thường được khuyến cáo.
Như vậy, chỉ đến khi độc chất được thải trừ hết thì bệnh nhân mới có thể dừng điều trị.
Các chuyên gia khuyến cáo, để không có người nhiễm mới thì cần loại trừ được tác nhân gây bệnh. Khi chưa xác định được nguyên nhân, người dân cần chú ý vệ sinh vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng bệnh. Đồng thời sử dụng các loại thuốc diệt chuột đúng cách. Những người đã mắc bệnh thì cần tuân thủ điều trị để ngăn ngừa biến chứng.
Trước đó, trao đổi với VTC News, GS – TS Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, viện trưởng viện Huyết học và Truyền máu TW cho biết: Thời gian gần đây, có gần chục bệnh nhân tại Bắc Giang nhập viện Huyết học và Truyền máu TW trong tình trạng xuất huyết.
Có trường hợp cả bố, mẹ và con bị xuất huyết. Những bệnh nhân này đều sống tại tỉnh Bắc Giang. Thậm chí cùng khu phố. Có 9 bệnh nhân bị xuất huyết phải nhập viện điều trị. Điều trị xong, về địa phương, bệnh nhân mắc lại.
Giáo sư Trí cho biết, trước đây, trong TP. HCM từng có trường hợp bị xuất huyết do bôi phấn rôm có chứa chất độc.
Việc tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết này không phải dễ dàng nhưng tôi nghi ngờ rằng, những bệnh nhân này đã cùng ăn, tiếp xúc 1 loại thuốc, 1 loại thức ăn nào đó của Trung Quốc.
Những chất này làm rối loạn đông máu do thiếu các yếu tố đông máu nên bệnh nhân có thể tự bị chảy máu hoặc bị chảy máu không cầm được khi có ngoại cảnh tác động. Chất ức chế yếu tố đông máu có thể ở trong thực phẩm, quần áo, thuốc… xâm nhập vào cơ thể qua tiêu hóa và tiếp xúc.
Chất này có thể có trong bim bim, kẹo Trung Quốc, có trong bả chó, thuốc chuột…
Báo động: Nhiều người ‘tự dưng’ chảy máu nội tạng
Nam Anh
Tìm ra chất độc làm nhiều người chảy máu nội tạng
(VTC News) - Kết quả xét nghiệm mẫu máu của 2 bệnh nhân chảy máu chứa warfarin- chất chống đông máu kháng vitamin K, nhiều loại thuốc chuột.
(VTC News) - Kết quả xét nghiệm mẫu máu của 2 bệnh nhân chảy máu chứa warfarin- chất chống đông máu kháng vitamin K, nhiều loại thuốc chuột trên thị trường có thành phần này.
Bình luận