Chủ đầu tư khẳng định sự xuất hiện nhiều tiếng nổ lớn trong lòng đất, rung chấn là “hiện tượng bình thường” tại lòng hồ trong giai đoạn mới tích nước.
Từ khi thủy điện Đắk Đring tích nước, thỉnh thoảng trong lòng đất lại xuất hiện những tiếng nổ kèm theo rung chấn.
Thông tin trên tờ Tuổi trẻ cho biết, sự việc này đã được chủ đầu tư báo cáo. Ngày 6/4, ông Đặng Thanh Nam - phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum)đã xác nhận sự việc này.
Theo đó chủ đầu tư khẳng định hiện tượng xuất hiện nhiều tiếng nổ lớn trong lòng đất, một số lần rung chấn là “hiện tượng bình thường” tại lòng hồ trong giai đoạn mới tích nước.
Theo chủ đầu tư, các thông số đo đạc được về hiện tượng này cho thấy đều trong mức độ an toàn cho phép, hiện tượng nổ trong lòng đất, rung chấn sẽ sớm kết thúc sau một thời gian tích nước và nhà máy đi vào hoạt động. Hiện chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống cảnh báo, theo dõi động đất tại khu vực nhà máy.
Tuy nhiên nhiều người dân sống quanh lòng hồ thủy điện Đắk Đring, từ khi thủy điện Đắk Đring đi vào tích nước đến nay thỉnh thoảng trong lòng đất lại xuất hiện những tiếng nổ kèm theo rung chấn. Nhiều lần rung chấn mạnh người dân ngồi trong nhà cảm nhận được.
Trong một diễn biến khác, tại Thủy điện Sông Tranh 2 vào lúc 21h48 phút tối hôm ngày 3/4 có độ lớn 3,4 độ Richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,355 độ vĩ bắc, 108,119 độ kinh đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km, tại khu vực Sông Tranh 2.
Theo đánh giá, động đất gây nên rung động trên cấp 4 (MSK 64) tại khu vực tâm chấn xảy ra trong thời gian ngắn là 5 giây. Đây là trận động đất có thể nói là mạnh nhất từ đầu năm đến nay tại khu vực này.
Người dân địa phương cho biết, trận động đất xảy ra trong thời gian ngắn nhưng có những tiếng nổ lớn từ lòng đất cùng rung lắc mạnh làm cho mái tôn nhà dân trong khu vực rung lên bần bật.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh. Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm UB KH-CN&MT Lê Bộ Lĩnh đã thẳng thắn: “Động đất là vấn đề phức tạp, không thể nói một câu mà yên tâm được. Phương án di dân hay tuyên bố tình trạng nguy hiểm, khẩn cấp cũng phải tính đến”
Sau đó, tháng 1/2013, Thủ tướng yêu cầu thủy điện Sông Tranh 2 chưa được tích nước để tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về động đất. Đồng thời với các chuyên gia trong nước phải thuê thêm chuyên gia nước ngoài để khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập.
» Thứ trưởng Bộ TN&MT: 'Không để Đà Nẵng khởi kiện'
» Tập đoàn Nhà nước tiếc nuối đầu tư ngoài ngành
» Xả lũ chết người: Bộ trưởng Công thương nói gì?
Theo Đất Việt
Thông tin trên tờ Tuổi trẻ cho biết, sự việc này đã được chủ đầu tư báo cáo. Ngày 6/4, ông Đặng Thanh Nam - phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum)đã xác nhận sự việc này.
Theo đó chủ đầu tư khẳng định hiện tượng xuất hiện nhiều tiếng nổ lớn trong lòng đất, một số lần rung chấn là “hiện tượng bình thường” tại lòng hồ trong giai đoạn mới tích nước.
Thủy điện Đăk Đring xuất hiện tiếng nổ lớn trong lòng đất |
Tuy nhiên nhiều người dân sống quanh lòng hồ thủy điện Đắk Đring, từ khi thủy điện Đắk Đring đi vào tích nước đến nay thỉnh thoảng trong lòng đất lại xuất hiện những tiếng nổ kèm theo rung chấn. Nhiều lần rung chấn mạnh người dân ngồi trong nhà cảm nhận được.
Trong một diễn biến khác, tại Thủy điện Sông Tranh 2 vào lúc 21h48 phút tối hôm ngày 3/4 có độ lớn 3,4 độ Richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ (15,355 độ vĩ bắc, 108,119 độ kinh đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 5 km, tại khu vực Sông Tranh 2.
Theo đánh giá, động đất gây nên rung động trên cấp 4 (MSK 64) tại khu vực tâm chấn xảy ra trong thời gian ngắn là 5 giây. Đây là trận động đất có thể nói là mạnh nhất từ đầu năm đến nay tại khu vực này.
Người dân địa phương cho biết, trận động đất xảy ra trong thời gian ngắn nhưng có những tiếng nổ lớn từ lòng đất cùng rung lắc mạnh làm cho mái tôn nhà dân trong khu vực rung lên bần bật.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh. Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm UB KH-CN&MT Lê Bộ Lĩnh đã thẳng thắn: “Động đất là vấn đề phức tạp, không thể nói một câu mà yên tâm được. Phương án di dân hay tuyên bố tình trạng nguy hiểm, khẩn cấp cũng phải tính đến”
Sau đó, tháng 1/2013, Thủ tướng yêu cầu thủy điện Sông Tranh 2 chưa được tích nước để tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về động đất. Đồng thời với các chuyên gia trong nước phải thuê thêm chuyên gia nước ngoài để khảo sát, đánh giá về động đất kích thích liên quan tới an toàn của đập.
» Thứ trưởng Bộ TN&MT: 'Không để Đà Nẵng khởi kiện'
» Tập đoàn Nhà nước tiếc nuối đầu tư ngoài ngành
» Xả lũ chết người: Bộ trưởng Công thương nói gì?
Theo Đất Việt
Bình luận