Chuyên gia cho rằng, qua các nghiên cứu kiến tạo cho thấy đập thủy điện Sông Tranh 2 đang nằm trên đới đứt gãy Bắc Trà My. Nguy cơ ở đây nằm ở chỗ kết cấu địa chất công trình nền móng kém bền vững bao gồm thành phần đá, đứt gãy đang hoạt động cùng với đới cà nát và sự biến đổi của chúng dưới tác động của nước hồ chứa.
Đập thủy điện nằm trên đứt gãy
Theo đó, TSKH Phan Văn Quýnh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (một chuyên gia chuyên ngành kiến tạo) đã bày tỏ sự lo lắng về diễn biến các trận động đất tại Bắc trà My thời gian qua.
TSKH Phan Văn Quýnh đã đi cùng đoàn chuyên gia đến khảo sát khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Ông cho rằng những kết luận về động đất ở Bắc Trà My thời gian qua mới chỉ dựa trên nghiên cứu địa chất, bỏ qua các yếu tố kiến tạo. Vì qua các nghiên cứu kiến tạo cho thấy đập thủy điện Sông Tranh 2 đang nằm trên đới đứt gãy Bắc Trà My.
Đới đứt gãy này đang hoạt động, chạy theo hướng đông tây, nằm trên đới cà nát granit. Ngoài điều tối kị là đặt vị trí đập thủy điện trên một đới đứt gãy đang hoạt động thì đới địa chất này đang gây ra rất nhiều mối nguy hại.
Thành kiến tạo granit phức hệ Bến Giăng - Quế Sơn là một loại kiến tạo đặc biệt. Đặc tính khoáng vật granit sẽ dễ dàng biến thành cao lanh khi tiếp xúc với nước. Đá granit tạo điều kiện cho nước thấm xuống, làm yếu nền móng. Khi đó nó sẽ tăng cường tính trôi trượt dọc các mặt đứt gãy. Độ khuếch tán nước ở đâu có thể đến chấn tiêu ở độ sâu 5km.
Như vậy, ở vị trí con đập nằm trên một khối kiến tạo yếu, thì dù kết cấu thân đập có được gia cường như thế nào, phun xi măng, trám các vết nứt ra sao, cũng không tránh khỏi nguy cơ.
TSKH Phan Văn Quýnh cho rằng, động đất liên tiếp ở Sông Tranh 2 không hoàn toàn là do động đất kích thích. Bởi nó không chỉ là sự tăng lên nhanh chóng trường ứng suất đàn hồi của địa chất, mà còn là sự khuếch tán nước hồ chứa đến độ sâu chấn tiêu. Nghĩa là có mối liên hệ giữa đứt gãy đang hoạt động với động đất kích thích hồ chứa. Ở đây cũng đã phát hiện có một suối nước nóng, đồng nghĩa đứt gãy đã hoạt động rồi.
"Các trận động đất vừa qua có thể chỉ là tiền chấn. Động đất cực đại chưa đến. Bởi vậy không thể xem các trận động đất ở đây là dư chấn", TSKH Phan Văn Quýnh nhấn mạnh.
EVN phải có cam kết bằng giấy tờ
Theo TSKH Phan Văn Quýnh thì nỗi lo về thảm họa kép động đất và trôi đập ở Bắc Trà My là có cơ sở. Đấy là chưa kể đến thảm họa sóng thần có thể đi liền sau đó.
Nguy cơ ở đây nằm ở chỗ kết cấu địa chất công trình nền móng kém bền vững bao gồm thành phần đá, đứt gãy đang hoạt động cùng với đới cà nát và sự biến đổi của chúng dưới tác động của nước hồ chứa. Động đất là yếu tố cuối cùng đưa sự kém bền vững của nền móng công trình trên đi vào thảm họa. Doanh nghiệp phải có quy trình điều tiết thủy điện Sông Tranh 1, 2 và 3 để giảm thiểu nguy cơ tai biến, phải có kịch bản trôi đập Sông Tranh 2, di dân ra khỏi vùng có khả năng tai biến.
GS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cũng khẳng định, tâm chấn của các trận động đất thời gian qua nằm trên các đới đứt gãy lớn đang hoạt động. Dù có nằm trên đới đứt gãy hay không thì trong phạm vi rất gần tính từ tâm chấn tới đập thủy điện, cũng sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng.
Việc xây dựng các biện pháp đối phó lúc này là cần thiết, vì an toàn của người dân. "Còn nếu EVN vẫn khẳng định động đất không ảnh hưởng đến người dân thì phải có cam kết bằng giấy tờ. Cần thiết thì phải có cam kết bảo hiểm cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Chứ không thể tin vào lời hứa của họ", GS Nguyễn Đình Xuyên chia sẻ.
TSKH Phan Văn Quýnh khuyến cáo: Phải có kịch bản trôi đập Sông Tranh 2, di dân ra khỏi vùng có khả năng tai biến. Nhân dân nên làm quen với việc xây nhà kháng chấn, trong nhà tránh để các vật nặng trên cao có thể gây chấn thương và tử vong khi chúng rơi xuống, đề phòng hỏa hoạn khi sập nhà, tránh đế các vật dễ cháy gần các nguồn gây cháy. Chỗ ngủ nên chọn các vị trí an toàn, ít khả năng bị đè. Chuẩn bị phao bơi, lương thực, nước uống, đèn pin phòng khi xảy ra sự cố.
Theo Kiến thức
Đập thủy điện nằm trên đứt gãy
Theo đó, TSKH Phan Văn Quýnh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (một chuyên gia chuyên ngành kiến tạo) đã bày tỏ sự lo lắng về diễn biến các trận động đất tại Bắc trà My thời gian qua.
TSKH Phan Văn Quýnh đã đi cùng đoàn chuyên gia đến khảo sát khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Ông cho rằng những kết luận về động đất ở Bắc Trà My thời gian qua mới chỉ dựa trên nghiên cứu địa chất, bỏ qua các yếu tố kiến tạo. Vì qua các nghiên cứu kiến tạo cho thấy đập thủy điện Sông Tranh 2 đang nằm trên đới đứt gãy Bắc Trà My.
Đới đứt gãy này đang hoạt động, chạy theo hướng đông tây, nằm trên đới cà nát granit. Ngoài điều tối kị là đặt vị trí đập thủy điện trên một đới đứt gãy đang hoạt động thì đới địa chất này đang gây ra rất nhiều mối nguy hại.
|
Như vậy, ở vị trí con đập nằm trên một khối kiến tạo yếu, thì dù kết cấu thân đập có được gia cường như thế nào, phun xi măng, trám các vết nứt ra sao, cũng không tránh khỏi nguy cơ.
TSKH Phan Văn Quýnh cho rằng, động đất liên tiếp ở Sông Tranh 2 không hoàn toàn là do động đất kích thích. Bởi nó không chỉ là sự tăng lên nhanh chóng trường ứng suất đàn hồi của địa chất, mà còn là sự khuếch tán nước hồ chứa đến độ sâu chấn tiêu. Nghĩa là có mối liên hệ giữa đứt gãy đang hoạt động với động đất kích thích hồ chứa. Ở đây cũng đã phát hiện có một suối nước nóng, đồng nghĩa đứt gãy đã hoạt động rồi.
"Các trận động đất vừa qua có thể chỉ là tiền chấn. Động đất cực đại chưa đến. Bởi vậy không thể xem các trận động đất ở đây là dư chấn", TSKH Phan Văn Quýnh nhấn mạnh.
Bản đồ tâm chấn động đất trong mối liên quan với hồ chứa, đứt gãy. |
EVN phải có cam kết bằng giấy tờ
Theo TSKH Phan Văn Quýnh thì nỗi lo về thảm họa kép động đất và trôi đập ở Bắc Trà My là có cơ sở. Đấy là chưa kể đến thảm họa sóng thần có thể đi liền sau đó.
Nguy cơ ở đây nằm ở chỗ kết cấu địa chất công trình nền móng kém bền vững bao gồm thành phần đá, đứt gãy đang hoạt động cùng với đới cà nát và sự biến đổi của chúng dưới tác động của nước hồ chứa. Động đất là yếu tố cuối cùng đưa sự kém bền vững của nền móng công trình trên đi vào thảm họa. Doanh nghiệp phải có quy trình điều tiết thủy điện Sông Tranh 1, 2 và 3 để giảm thiểu nguy cơ tai biến, phải có kịch bản trôi đập Sông Tranh 2, di dân ra khỏi vùng có khả năng tai biến.
GS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cũng khẳng định, tâm chấn của các trận động đất thời gian qua nằm trên các đới đứt gãy lớn đang hoạt động. Dù có nằm trên đới đứt gãy hay không thì trong phạm vi rất gần tính từ tâm chấn tới đập thủy điện, cũng sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng.
Việc xây dựng các biện pháp đối phó lúc này là cần thiết, vì an toàn của người dân. "Còn nếu EVN vẫn khẳng định động đất không ảnh hưởng đến người dân thì phải có cam kết bằng giấy tờ. Cần thiết thì phải có cam kết bảo hiểm cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Chứ không thể tin vào lời hứa của họ", GS Nguyễn Đình Xuyên chia sẻ.
TSKH Phan Văn Quýnh khuyến cáo: Phải có kịch bản trôi đập Sông Tranh 2, di dân ra khỏi vùng có khả năng tai biến. Nhân dân nên làm quen với việc xây nhà kháng chấn, trong nhà tránh để các vật nặng trên cao có thể gây chấn thương và tử vong khi chúng rơi xuống, đề phòng hỏa hoạn khi sập nhà, tránh đế các vật dễ cháy gần các nguồn gây cháy. Chỗ ngủ nên chọn các vị trí an toàn, ít khả năng bị đè. Chuẩn bị phao bơi, lương thực, nước uống, đèn pin phòng khi xảy ra sự cố.
Theo Kiến thức
Bình luận