Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định với báo chí nước ngoài ngày 30/5 tại cuộc Đối thoại Shangri-la.
Asahi Shimbun
- Xin ông đánh giá về bài phát biểu của Bộ trưởng Ashton Carter sáng nay?
Theo tôi những quan ngại của ông ấy là có cơ sở và ông ấy cũng đưa ra những đánh giá có chừng mực.
- Hôm qua theo chúng tôi được biết, đoàn Việt Nam và đoàn Trung Quốc có cuộc gặp song phương, trong cuộc gặp này hai bên có đề cập gì không?
Chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ quốc phòng hai nước. Trước hết chúng tôi trao đổi về những vấn đề song phương, làm sao để duy trì được quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề tôn tạo đảo của Trung Quốc, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề xây dựng mới, trái phép các đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và quan điểm của phía Việt Nam là rất rõ ràng. Quan điểm của hai nước là trước hết không làm cho tình hình căng thẳng thêm lên, đặc biệt là không để xảy ra xung đột.
Video phi cơ Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Không chỉ dừng lại đó, quân đội hai nước cần phải nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo hai bên là không làm điều gì vi phạm luật pháp quốc tế, làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước cũng như hòa bình trong khu vực.
- Khi ngài nói như thế thì phía Trung Quốc phản ứng như thế nào?
Họ ghi nhận ý kiến của chúng tôi. Tôi tin họ lắng nghe những gì Việt Nam mong chờ.
- Theo ông vai trò của Nhật Bản ở biển Đông như thế nào? Việt Nam có hoan nghênh Nhật Bản tham gia vào công tác giám sát, trinh sát ở biển Đông không?
Nhật Bản cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới có lợi ích ở biển Đông và có những quyền ở biển Đông theo như luật pháp quốc tế cho phép.
Về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở khu vực là hết sức quan trọng và trong vấn đề biển Đông cũng như vậy. Đó là vấn đề hòa bình, ổn định, an ninh khu vực ở Châu Á – Thái Bình Dương, cho nên vai trò của Nhật Bản là hết sức quan trọng.
Chúng tôi rất mong Nhật Bản có tiếng nói mạnh mẽ, chính xác và đúng mức độ dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế về những vấn đề đang xảy ra trên biển Đông.
Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn Nhật Bản tham gia các diễn đàn, các cấu trúc hợp tác đa phương về an ninh khu vực mà trong đó đề cập nhiều đến vấn đề an ninh biển Đông mà tôi cho rằng Nhật Bản có tiếng nói rất giá trị.
- Sau Shangri-La này ông Carter sẽ đến Việt Nam. Ông hi vọng gì từ chuyến thăm này?
Ông ấy là một vị khách quý của chúng tôi. Chúng tôi hi vọng chuyến thăm của ông ấy sẽ mang lại sự phát triển quốc phòng của hai nước vì hòa bình ổn định, độc lập tự chủ, và an ninh của khu vực.
Hãng tin Reuters
- Ngày hôm qua các cơ quan báo chí đưa tin Trung Quốc vận chuyển các loại vũ khí hạng nặng đến các đảo nhân tạo của biển Đông? Ông đánh giá như thế nào về thông tin này?
Cho đến giờ này, tôi chưa có thông tin chính thức về vụ việc này. Tuy nhiên nếu việc đó xảy ra trong thực tế, thì đó là một tín hiệu rất xấu cho tình hình trên biển Đông vốn đã đang phức tạp.
- Phía Việt Nam mong muốn Mỹ và các nước khác ngăn chặn hành động của Trung Quốc ở biển Đông hay không?
Chúng tôi rất là khó đưa ra mong muốn cụ thể từ các quốc gia nào. Chúng tôi chỉ mong muốn tiếng nói của cộng đồng quốc tế luôn luôn là có chính nghĩa về vấn đề hòa bình và phát triển. Chúng tôi cũng mong muốn những tiếng nói ấy không làm ngơ trước những hành vi bạo lực, hành vi không tuân thủ luật pháp quốc tế, không bình đẳng và gây phương hại đến ổn định, hòa bình.
- Việt Nam có đưa tàu, máy bay vào khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng hay không ?
Việt Nam có những hoạt động bảo vệ chủ quyền trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam như Hoàng Sa, Trường Sa hay thềm lục địa Việt Nam, thì đó là việc làm bình thường.
Tương tự các hoạt động của ngư dân trên những ngư trường truyền thống hay là các hoạt động khai thác dầu khí trên những vùng biển mà luật pháp quốc tế quy định thuộc quyền đàm phán, quyền chủ quyền của Việt Nam.
- Có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ thiết lập vùng ADIZ?
Cho đến giờ chúng tôi chưa có thông tin gì.
- Hôm qua ngài có gặp phó tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc? Kết quả như thế nào?
Tôi cho đó là cuộc gặp thẳng thắn. Chúng tôi bàn những vấn đề đang phát triển tích cực trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đồng thời chúng tôi cũng nêu ra những vấn đề lo ngại.
Các nhà quân sự thì nói chuyện thẳng thắn hơn là các nhà ngoại giao. Chúng tôi đề cập thực tế những gì đang diễn ra và trao đổi với Trung Quốc trên tinh thần hết sức xây dựng và hết sức rõ ràng về chủ quyền, luật pháp quốc tế để làm giữ gìn hòa bình, ổn định và nhất là quan hệ hai nước tốt đẹp.
- Gần đây tôi có đọc bài báo đề cập đến việc đụng độ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ khó là tránh khỏi. Ông có lo lắng không?
Thật ra mối quan hệ không tốt giữa Mỹ và Trung quốc đã gây phương hại đến tình hình chung của khu vực. Cho nên chúng tôi rất mong hai nước Mỹ và Trung Quốc có những quan hệ tốt với nhau và tôn trọng các nước nhỏ như Việt Nam.
BBC
- Có xác minh được đảo nhân tạo mà Trung Quốc để pháo binh là đảo Gạc Ma?
Đây là thông tin thôi chứ chúng tôi chưa xác minh được.
- Ai cũng quan tâm là căng thẳng biển Đông liệu có thể nổ ra xung đột vũ trang hay không?
Theo tôi, chúng ta đặt vấn đề này quá sớm. Xung đột vũ trang là hiểm họa cho tất cả các quốc gia, cả khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng lo ngại và không muốn nó xảy ra.
Và khi đã xung đột thì không có bên nào có lợi cả. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề theo đúng bản chất của nó thì thật ra đáng lo ngại. Ở đây một loạt những hệ thống các văn bản luật pháp quốc tế, trở nên vô giá trị. Những hành vi trở nên mất kiểm soát. Nếu như có hành vi đưa một số khẩu pháo lên một số đảo nhân tạo là có thật thì càng làm quan ngại hơn. Đây chính là tinh thần mà tất cả các quốc gia đề cập tại Đối thoại Shangri-La năm nay.
Trong các vấn đề quốc phòng an ninh, nếu anh mất kiểm soát, tình hình thì thực sự đáng lo ngại. Nói vấn đề xung đột thì quá sớm nhưng thực sự là có quan ngại.
- Ngày hôm qua đoàn Việt Nam có tiếp xúc với đoàn Trung Quốc. Trung Quốc có thuyết phục Việt Nam là đưa ra một đàm phán riêng giữa hai nước cho vấn đề biển Đông? Ý kiến của Việt Nam?
Chúng tôi không nghe thông tin này. Có những vấn đề chỉ giữa hai nước thì hai nước phải đàm phán với nhau. Những vấn đề của nhiều nước thì nhiều nước phải đàm phán với nhau. Có những vấn đề bình diện quốc tế, khu vực thì cần có những tiếng nói quốc tế.
Video Mỹ theo dõi Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông
Ở đây tôi nhắc lại những vấn đề tranh chấp và xung đột trên biển không phải là vấn đề đàm phán quốc phòng. Cái mà chúng tôi bàn với nhau là quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, liên lạc thường xuyên, phải có trao đổi thẳng thắn và hết sức kiềm chế trên biển, nhằm đảm bảo không có sai lầm, gây ra những va chạm trên biển, đặc biệt là không để xảy ra xung đột. Quân đội hai nước cũng phải tham mưu cho Đảng và nhà nước hai nước làm sao để từng bước giảm căng thẳng và giảm khác biệt. Quân đội không đàm phán cụ thể, đó là vấn đề của bộ ngoại giao.
- Thưa ông, ngày mai ông Ashton Carter sẽ đi Việt Nam. Ông ấy thông báo sẽ ký tuyên bố chung về quan hệ hợp tác hai nước. Cái đó cần được hiểu như thế nào và xa như thế nào so với hiệp định hợp tác quốc phòng?
Cho đến bây giờ hai bộ trưởng vẫn chưa ký một văn bản nào cụ thể cả. Ông ấy vẫn chưa qua Việt Nam, và tôi cũng không chắc văn bản ấy cụ thể như thế nào. Nhưng mà tôi biết đây là một biên bản về tầm nhìn chiến lược chung của hai nước về tình hình chung của khu vực trong thời gian tới đây.
Những mục tiêu mà Việt Nam Hoa Kỳ muốn hướng tới trong hợp tác quốc phòng, quân sự nhằm hướng tới phục vụ cho sự phát triển quan hệ của hai nước.
- Gỡ bỏ cấm vận sát thương là vấn đề ông John McCain luôn đấu tranh và hôm nay lại tiếp tục nhắc lại. Nó sẽ trở thành hiện thực như thế nào?
Đây là phía Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực, trước hết là về chính trị. Thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Chúng tôi đánh giá tích cực về những gì ông John McCain nói. Tuy nhiên chúng tôi muốn nói thêm rằng quyết định của chính phủ Mỹ và quốc hội Mỹ lẽ ra phải đến sớm hơn.
- Bản thân ông cũng như lãnh đạo Việt Nam khác thì Việt Nam không liên minh với bất kỳ nước nào khác. Liệu trong thời đại bây giờ, cụ thể là tình hình căng thẳng hiện nay, thì Việt Nam có cân nhắc lại quan điểm?
Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự.
Theo Tuổi Trẻ
Asahi Shimbun
- Xin ông đánh giá về bài phát biểu của Bộ trưởng Ashton Carter sáng nay?
Theo tôi những quan ngại của ông ấy là có cơ sở và ông ấy cũng đưa ra những đánh giá có chừng mực.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn báo Asahi Shimbun - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Chúng tôi đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ quốc phòng hai nước. Trước hết chúng tôi trao đổi về những vấn đề song phương, làm sao để duy trì được quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.
Chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề tôn tạo đảo của Trung Quốc, chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề xây dựng mới, trái phép các đảo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và quan điểm của phía Việt Nam là rất rõ ràng. Quan điểm của hai nước là trước hết không làm cho tình hình căng thẳng thêm lên, đặc biệt là không để xảy ra xung đột.
Video phi cơ Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông
Không chỉ dừng lại đó, quân đội hai nước cần phải nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo hai bên là không làm điều gì vi phạm luật pháp quốc tế, làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước cũng như hòa bình trong khu vực.
- Khi ngài nói như thế thì phía Trung Quốc phản ứng như thế nào?
Họ ghi nhận ý kiến của chúng tôi. Tôi tin họ lắng nghe những gì Việt Nam mong chờ.
- Theo ông vai trò của Nhật Bản ở biển Đông như thế nào? Việt Nam có hoan nghênh Nhật Bản tham gia vào công tác giám sát, trinh sát ở biển Đông không?
Nhật Bản cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới có lợi ích ở biển Đông và có những quyền ở biển Đông theo như luật pháp quốc tế cho phép.
Về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở khu vực là hết sức quan trọng và trong vấn đề biển Đông cũng như vậy. Đó là vấn đề hòa bình, ổn định, an ninh khu vực ở Châu Á – Thái Bình Dương, cho nên vai trò của Nhật Bản là hết sức quan trọng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài bên lề hội nghị Shangri-La - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn Nhật Bản tham gia các diễn đàn, các cấu trúc hợp tác đa phương về an ninh khu vực mà trong đó đề cập nhiều đến vấn đề an ninh biển Đông mà tôi cho rằng Nhật Bản có tiếng nói rất giá trị.
- Sau Shangri-La này ông Carter sẽ đến Việt Nam. Ông hi vọng gì từ chuyến thăm này?
Ông ấy là một vị khách quý của chúng tôi. Chúng tôi hi vọng chuyến thăm của ông ấy sẽ mang lại sự phát triển quốc phòng của hai nước vì hòa bình ổn định, độc lập tự chủ, và an ninh của khu vực.
Hãng tin Reuters
- Ngày hôm qua các cơ quan báo chí đưa tin Trung Quốc vận chuyển các loại vũ khí hạng nặng đến các đảo nhân tạo của biển Đông? Ông đánh giá như thế nào về thông tin này?
Cho đến giờ này, tôi chưa có thông tin chính thức về vụ việc này. Tuy nhiên nếu việc đó xảy ra trong thực tế, thì đó là một tín hiệu rất xấu cho tình hình trên biển Đông vốn đã đang phức tạp.
- Phía Việt Nam mong muốn Mỹ và các nước khác ngăn chặn hành động của Trung Quốc ở biển Đông hay không?
Chúng tôi rất là khó đưa ra mong muốn cụ thể từ các quốc gia nào. Chúng tôi chỉ mong muốn tiếng nói của cộng đồng quốc tế luôn luôn là có chính nghĩa về vấn đề hòa bình và phát triển. Chúng tôi cũng mong muốn những tiếng nói ấy không làm ngơ trước những hành vi bạo lực, hành vi không tuân thủ luật pháp quốc tế, không bình đẳng và gây phương hại đến ổn định, hòa bình.
- Việt Nam có đưa tàu, máy bay vào khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng hay không ?
Việt Nam có những hoạt động bảo vệ chủ quyền trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam như Hoàng Sa, Trường Sa hay thềm lục địa Việt Nam, thì đó là việc làm bình thường.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn Reuters - Ảnh: Tuổi Trẻ |
- Có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ thiết lập vùng ADIZ?
Cho đến giờ chúng tôi chưa có thông tin gì.
- Hôm qua ngài có gặp phó tham mưu trưởng quân đội nhân dân Trung Quốc? Kết quả như thế nào?
Tôi cho đó là cuộc gặp thẳng thắn. Chúng tôi bàn những vấn đề đang phát triển tích cực trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đồng thời chúng tôi cũng nêu ra những vấn đề lo ngại.
Các nhà quân sự thì nói chuyện thẳng thắn hơn là các nhà ngoại giao. Chúng tôi đề cập thực tế những gì đang diễn ra và trao đổi với Trung Quốc trên tinh thần hết sức xây dựng và hết sức rõ ràng về chủ quyền, luật pháp quốc tế để làm giữ gìn hòa bình, ổn định và nhất là quan hệ hai nước tốt đẹp.
- Gần đây tôi có đọc bài báo đề cập đến việc đụng độ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ khó là tránh khỏi. Ông có lo lắng không?
Thật ra mối quan hệ không tốt giữa Mỹ và Trung quốc đã gây phương hại đến tình hình chung của khu vực. Cho nên chúng tôi rất mong hai nước Mỹ và Trung Quốc có những quan hệ tốt với nhau và tôn trọng các nước nhỏ như Việt Nam.
BBC
- Có xác minh được đảo nhân tạo mà Trung Quốc để pháo binh là đảo Gạc Ma?
Đây là thông tin thôi chứ chúng tôi chưa xác minh được.
- Ai cũng quan tâm là căng thẳng biển Đông liệu có thể nổ ra xung đột vũ trang hay không?
Theo tôi, chúng ta đặt vấn đề này quá sớm. Xung đột vũ trang là hiểm họa cho tất cả các quốc gia, cả khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng lo ngại và không muốn nó xảy ra.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn BBC - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Trong các vấn đề quốc phòng an ninh, nếu anh mất kiểm soát, tình hình thì thực sự đáng lo ngại. Nói vấn đề xung đột thì quá sớm nhưng thực sự là có quan ngại.
- Ngày hôm qua đoàn Việt Nam có tiếp xúc với đoàn Trung Quốc. Trung Quốc có thuyết phục Việt Nam là đưa ra một đàm phán riêng giữa hai nước cho vấn đề biển Đông? Ý kiến của Việt Nam?
Chúng tôi không nghe thông tin này. Có những vấn đề chỉ giữa hai nước thì hai nước phải đàm phán với nhau. Những vấn đề của nhiều nước thì nhiều nước phải đàm phán với nhau. Có những vấn đề bình diện quốc tế, khu vực thì cần có những tiếng nói quốc tế.
Video Mỹ theo dõi Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông
Ở đây tôi nhắc lại những vấn đề tranh chấp và xung đột trên biển không phải là vấn đề đàm phán quốc phòng. Cái mà chúng tôi bàn với nhau là quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, liên lạc thường xuyên, phải có trao đổi thẳng thắn và hết sức kiềm chế trên biển, nhằm đảm bảo không có sai lầm, gây ra những va chạm trên biển, đặc biệt là không để xảy ra xung đột. Quân đội hai nước cũng phải tham mưu cho Đảng và nhà nước hai nước làm sao để từng bước giảm căng thẳng và giảm khác biệt. Quân đội không đàm phán cụ thể, đó là vấn đề của bộ ngoại giao.
- Thưa ông, ngày mai ông Ashton Carter sẽ đi Việt Nam. Ông ấy thông báo sẽ ký tuyên bố chung về quan hệ hợp tác hai nước. Cái đó cần được hiểu như thế nào và xa như thế nào so với hiệp định hợp tác quốc phòng?
Cho đến bây giờ hai bộ trưởng vẫn chưa ký một văn bản nào cụ thể cả. Ông ấy vẫn chưa qua Việt Nam, và tôi cũng không chắc văn bản ấy cụ thể như thế nào. Nhưng mà tôi biết đây là một biên bản về tầm nhìn chiến lược chung của hai nước về tình hình chung của khu vực trong thời gian tới đây.
Những mục tiêu mà Việt Nam Hoa Kỳ muốn hướng tới trong hợp tác quốc phòng, quân sự nhằm hướng tới phục vụ cho sự phát triển quan hệ của hai nước.
- Gỡ bỏ cấm vận sát thương là vấn đề ông John McCain luôn đấu tranh và hôm nay lại tiếp tục nhắc lại. Nó sẽ trở thành hiện thực như thế nào?
Đây là phía Mỹ. Đây là một tín hiệu tích cực, trước hết là về chính trị. Thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Chúng tôi đánh giá tích cực về những gì ông John McCain nói. Tuy nhiên chúng tôi muốn nói thêm rằng quyết định của chính phủ Mỹ và quốc hội Mỹ lẽ ra phải đến sớm hơn.
- Bản thân ông cũng như lãnh đạo Việt Nam khác thì Việt Nam không liên minh với bất kỳ nước nào khác. Liệu trong thời đại bây giờ, cụ thể là tình hình căng thẳng hiện nay, thì Việt Nam có cân nhắc lại quan điểm?
Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự.
Theo Tuổi Trẻ
Bình luận