(VTC News) – Bố gọi điện cho mình khi đang chen giữa dòng người, rời sân PGE Arena ở Gdansk, sau trận đấu của Tây Ban Nha – Italia.
Cuộc điện thoại giữa đêm của bố làm mình tỉnh giấc. Nhưng mình không hề cau có, bởi có vẻ bố đang chán nản. Ban đầu bố trách mình là vẫn chứng nào tật ấy, đánh chết cũng không chừa cái thói xao nhãng với bóng đá.
Thế đấy, khi một ông bố dũng cảm, tò mò… đối diện với thứ lâu nay vốn ghét, bỗng bất ngờ chẹp chẹp, vỗ vai dạy đứa con còn đang “sợ” bóng đá theo kiểu: Con nên xem đi, thời đại nào rồi mà quẳng bóng đá vào một xó.
Bố mình đã tự quyền như vậy!
Bố định kể nhiều qua điện thoại, nhưng tâm trạng không vui khiến bố lưỡng lự, rồi thấy mình cất tiếng ngáp, bố đành nén lại: “Quên mất, ở Việt Nam đang là giữa đêm. Thôi con ngủ tiếp đi, về nhà bố sẽ viết mail gửi cho con”.
…
“Adi thân mến! Bố vừa về đến nhà, dù rất mệt, bố vẫn ngồi vào máy tính viết ngay cho con. Bố luôn giữ lời hứa chứ không giống con đâu!?
Bố nhắc thế cũng là để con lưu ý rằng, mẹ con đã hết giận bố nhưng bà ấy sẽ giận trở lại một cách khó lường hơn nếu con tiếp tục thói xấu không giữ lời hứa và khoe mẽ với mẹ, bố đi ngắm những cô nàng mặc bikini bên bờ biển Baltic.
Thư này, bố sẽ kể cho con nghe toàn bộ chuyện chú Tifosi bố đã gặp hôm trước ở Gdansk.
Bên ngoài sân PGE Arena khi ngồi chờ đến giờ vào xem trận đấu, bố cùng uống bia với chú CĐV người Ý có tên là Tifosi. Cũng vì bố dự đoán Ý thắng 4-0 Tây Ban Nha mà bố được chú Tifosi gọi là “Ngài” và còn trả cả tiền bia cho bố. Chú ấy hẹn sau trận đấu, chỉ cần Ý thắng thật, chú và bố sẽ làm một chầu to uỳnh nữa.
Như bố đã nói, bố không thích đội nào trong hai đội đá trận hôm đó. Nhưng vì bia, bia và bia bố đã gào khản cổ mà Ý đá không như bố muốn. Giấc mơ 4-0 của bố cứ trôi qua dần theo từng phút, từng pha hỏng ăn của Ý trước cầu môn Tây Ban Nha.
Nói chợt nhớ, ở đội Ý có cái anh số 9 để một dải tóc bổ dọc đầu từ trước ra sau như con rắn, đá rất khệnh khạng. Cái quả trước khi bị thay ra sân, nếu anh ta sút sớm thì có thể giấc mơ 4-0 của bố không bị thời gian thúc vào người.
Anh 11 sau khi vào sân thay anh đầu rắn thì cũng đã ghi bàn. Bố ăn mừng bằng cách chửi thầm ông cầm đầu của Ý sao không thay sớm hơn (mình dịch nguyên bản lời bố viết). Nhưng người bị bố chửi tới tấp sau đó phải là anh số 10 của Tây Ban Nha. Bố chửi rõ tiếng chứ không còn chửi thầm nữa cùng với CĐV đội Ý, đứng cạnh bố. Ai bảo anh ta dám gỡ hòa, cướp bay của bố một chầu bia.
Bố thoáng buồn rời sân và gọi điện cho con, khi ngang qua quán bia lúc trước ngồi, bố định một mình vào quán giải sầu thì bất ngờ gặp lại chú Tifosi. Chú ấy vẫn gọi bố là “Ngài” với vẻ hân hoan cũ, dù Ý không thắng 4-0. Chú ấy vỗ vai bố và nói: “Ý hòa nhưng ngài vẫn có một chầu bia mừng cho Ý đã chơi rất hay!”. Bố thực sự không muốn nhận chầu bia kiểu ấy. Cuối cùng, bố vui vẻ đề nghị chú Tifosi theo kiểu người Việt Nam mà con vẫn kể: Campuchia!
Sau cuộc nhậu, bố đã hẹn chú Tifosi ở Poznan nhà mình với niềm tin, hôm đó kiểu gì Ý cũng sẽ thắng Croatia 4-0!”
…
Mình vừa ngồi đọc thư của bố và giờ bỗng nhận ra, đúng là mình đang không sống ở thời đại này – thời đại không nên quẳng bóng đá vào một xó.
Bố mình có thể còn bỡ ngỡ đến vô căn cứ (đặt cửa Ý thắng Tây Ban Nha tới 4 quả), hay thật thà thừa nhận Tifosi là tên riêng (thực tế nó là danh từ chung gọi CĐV Ý), hay “hồn nhiên” đến mức, gọi HLV là “người cầm đầu”… trong lần đầu đối diện với bóng đá, thì cũng đã thực sự cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn mà bóng đá tạo ra.
Cuộc điện thoại giữa đêm của bố làm mình tỉnh giấc. Nhưng mình không hề cau có, bởi có vẻ bố đang chán nản. Ban đầu bố trách mình là vẫn chứng nào tật ấy, đánh chết cũng không chừa cái thói xao nhãng với bóng đá.
Thế đấy, khi một ông bố dũng cảm, tò mò… đối diện với thứ lâu nay vốn ghét, bỗng bất ngờ chẹp chẹp, vỗ vai dạy đứa con còn đang “sợ” bóng đá theo kiểu: Con nên xem đi, thời đại nào rồi mà quẳng bóng đá vào một xó.
Bố mình đã tự quyền như vậy!
Bố định kể nhiều qua điện thoại, nhưng tâm trạng không vui khiến bố lưỡng lự, rồi thấy mình cất tiếng ngáp, bố đành nén lại: “Quên mất, ở Việt Nam đang là giữa đêm. Thôi con ngủ tiếp đi, về nhà bố sẽ viết mail gửi cho con”.
…
“Adi thân mến! Bố vừa về đến nhà, dù rất mệt, bố vẫn ngồi vào máy tính viết ngay cho con. Bố luôn giữ lời hứa chứ không giống con đâu!?
Bố nhắc thế cũng là để con lưu ý rằng, mẹ con đã hết giận bố nhưng bà ấy sẽ giận trở lại một cách khó lường hơn nếu con tiếp tục thói xấu không giữ lời hứa và khoe mẽ với mẹ, bố đi ngắm những cô nàng mặc bikini bên bờ biển Baltic.
Thư này, bố sẽ kể cho con nghe toàn bộ chuyện chú Tifosi bố đã gặp hôm trước ở Gdansk.
Bên ngoài sân PGE Arena khi ngồi chờ đến giờ vào xem trận đấu, bố cùng uống bia với chú CĐV người Ý có tên là Tifosi. Cũng vì bố dự đoán Ý thắng 4-0 Tây Ban Nha mà bố được chú Tifosi gọi là “Ngài” và còn trả cả tiền bia cho bố. Chú ấy hẹn sau trận đấu, chỉ cần Ý thắng thật, chú và bố sẽ làm một chầu to uỳnh nữa.
Như bố đã nói, bố không thích đội nào trong hai đội đá trận hôm đó. Nhưng vì bia, bia và bia bố đã gào khản cổ mà Ý đá không như bố muốn. Giấc mơ 4-0 của bố cứ trôi qua dần theo từng phút, từng pha hỏng ăn của Ý trước cầu môn Tây Ban Nha.
Nói chợt nhớ, ở đội Ý có cái anh số 9 để một dải tóc bổ dọc đầu từ trước ra sau như con rắn, đá rất khệnh khạng. Cái quả trước khi bị thay ra sân, nếu anh ta sút sớm thì có thể giấc mơ 4-0 của bố không bị thời gian thúc vào người.
"Anh đầu rắn khệnh khạng" mà trong thư bố Xe ôm Tây nhắc đến chính là Balotelli. (PV) |
Anh 11 sau khi vào sân thay anh đầu rắn thì cũng đã ghi bàn. Bố ăn mừng bằng cách chửi thầm ông cầm đầu của Ý sao không thay sớm hơn (mình dịch nguyên bản lời bố viết). Nhưng người bị bố chửi tới tấp sau đó phải là anh số 10 của Tây Ban Nha. Bố chửi rõ tiếng chứ không còn chửi thầm nữa cùng với CĐV đội Ý, đứng cạnh bố. Ai bảo anh ta dám gỡ hòa, cướp bay của bố một chầu bia.
Bố thoáng buồn rời sân và gọi điện cho con, khi ngang qua quán bia lúc trước ngồi, bố định một mình vào quán giải sầu thì bất ngờ gặp lại chú Tifosi. Chú ấy vẫn gọi bố là “Ngài” với vẻ hân hoan cũ, dù Ý không thắng 4-0. Chú ấy vỗ vai bố và nói: “Ý hòa nhưng ngài vẫn có một chầu bia mừng cho Ý đã chơi rất hay!”. Bố thực sự không muốn nhận chầu bia kiểu ấy. Cuối cùng, bố vui vẻ đề nghị chú Tifosi theo kiểu người Việt Nam mà con vẫn kể: Campuchia!
Sau cuộc nhậu, bố đã hẹn chú Tifosi ở Poznan nhà mình với niềm tin, hôm đó kiểu gì Ý cũng sẽ thắng Croatia 4-0!”
…
Mình vừa ngồi đọc thư của bố và giờ bỗng nhận ra, đúng là mình đang không sống ở thời đại này – thời đại không nên quẳng bóng đá vào một xó.
Bố mình có thể còn bỡ ngỡ đến vô căn cứ (đặt cửa Ý thắng Tây Ban Nha tới 4 quả), hay thật thà thừa nhận Tifosi là tên riêng (thực tế nó là danh từ chung gọi CĐV Ý), hay “hồn nhiên” đến mức, gọi HLV là “người cầm đầu”… trong lần đầu đối diện với bóng đá, thì cũng đã thực sự cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn mà bóng đá tạo ra.
“Xe ôm Tây”
Bình luận