Người nào muốn được tiêm vắc xin ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, hip, viêm gan B, bại liệt thì người trong gia đình bắt buộc phải đăng ký tiêm phòng cúm.
Chị Vũ Thị Thơ trú tại Mỹ Đình, Hà Nội cho biết ngày 17/1/2015, chị nghe tin có vắc xin mới về nên bế con nhỏ 7 tháng tuổi tới trung tâm tiêm chủng tại Trần Bình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tuy nhiên, chị Thơ phải chờ lâu nhưng vẫn không đến lượt. Nhân viên tiêm chủng cho biết đã hết vắc xin. Vì vắc xin về ít nên không đủ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho nhiều gia đình.
Tuy nhiên, chị Thơ phải chờ lâu nhưng vẫn không đến lượt. Nhân viên tiêm chủng cho biết đã hết vắc xin. Vì vắc xin về ít nên không đủ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho nhiều gia đình.
Nhiều gia đình mòn mỏi chờ vắc xin. |
Chị Hương Lan - trú tại Nguyễn Trãi, Hà Đông cho biết chị cho con đến tiêm vắc xin 6 trong 1 mũi nhắc lại sau 12 tháng nhưng không đến lượt. Trước mắt, vắc xin có ít nên chỉ ưu tiên tiêm cho trẻ dưới 5 tháng tuổi. Chị Hương Lan cho biết đến nay chị đã đi tiêm cho con 4 lần mà không tiêm được.
Tại Trung tâm tiêm chủng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mấy ngày qua xôn xao thông tin tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 và 6 trong 1 phải bắt buộc tiêm phòng cúm trên Fanpage của Trung tâm tiêm chủng 131 Lò Đúc khiến nhiều người càng lo lắng hơn về tình trạng khan hiếm vắc xin.
Theo đó, người nào muốn được tiêm vắc xin ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, hip, viêm gan B, bại liệt thì người trong gia đình bắt buộc phải đăng ký tiêm phòng cúm.
Theo đó, người nào muốn được tiêm vắc xin ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, hip, viêm gan B, bại liệt thì người trong gia đình bắt buộc phải đăng ký tiêm phòng cúm.
Ngay sau thông tin trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Giáo sư Hiển cho biết thông tin trên không thuộc Trung tâm tiêm chủng của viện. Giáo sư Hiển cho biết đã cho kiểm tra tại phòng tiêm chủng xem có hiện tượng đặt tiêm vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1 phải tiêm cúm không nhưng kết quả không phải.
Chưa biết khi nào hết cảnh xếp hàng
Trong khi đó, phía Bộ Y tế liên tục khẳng định đang nhập vắc xin và sẽ không còn cảnh người dân xếp hàng chờ đợi để được tiêm vắc xin.
Nói về tình trạng thiếu vắc xin dịch vụ, Giáo sư Hiển cho biết việc trả lời câu hỏi khi nào thì không phải xếp hàng đặt tiêm dịch vụ rất khó vì việc nhập khẩu vắc xin còn phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác chứ không chỉ riêng ở Việt Nam muốn là có ngay.
Trả lời báo chí, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng vắc xin tiêm dịch vụ được phục vụ theo nhu cầu của nhân dân. Các đơn vị cung cấp vắc xin sẽ có kế hoạch nhập khẩu vắc xin trong từng năm nhưng từ cuối năm 2013, nhu cầu tiêm vắc xin dịch vụ tăng lên nên doanh nghiệp nhập khẩu không đủ cung cấp. Hơn nữa, tiêm dịch vụ chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM còn ở các địa phương khá người dân vẫn sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Một nguyên do nữa đặc thù của vắc-xin là thời gian sản xuất dài (khoảng 6 tháng), hạn sử dùng ngắn, điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, số lượng nhà sản xuất trên toàn cầu ít nên nhà sản xuất cần thời gian để tổng hợp các đơn đặt hàng nhận được và lập kế hoạch sản xuất.
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, thời gian qua, tác dụng và tính an toàn của tiêm vắc xin sau một số tai biến xảy ra thời gian qua đã làm giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêm chủng nói chung và tiêm vắc xin dịch vụ nói riêng. Một số doanh nghiệp đã nhập vắc xin nhưng không tiêu thụ được trong năm 2013 nên hạn chế số lượng nhập khẩu cho năm 2014. Đây cũng là nguyên nhân gây thiếu vắc xin dịch vụ trong thời gian qua.
Theo Infonet
Bình luận