(VTC News) - Lúc ông Long nâng củ sâm đặt vào chiếc khăn trắng trải giữa rừng, nước mắt ông ứ đầy mi, rồi nhỏ xuống vài giọt.
Kỳ 2: Phát hiện "thần dược" trên đỉnh Ngọc Linh
Sau bài phát biểu ở Hội nghị dược liệu Quân khu 5, lãnh đạo khu ủy đã gọi dược sĩ Đào Kim Long đến trao đổi và yêu cầu ông dẫn đầu đoàn cán bộ điều tra thực vật lên núi Ngọc Linh tìm kiếm nhân sâm ngay trong tháng 6/1972.
Tuy nhiên, phải đến tháng 10 năm đó, dược sĩ Đào Kim Long mới thành lập được đoàn cán bộ để lên núi Ngọc Linh. Đoàn cán bộ có 4 người, gồm dược sĩ Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang (từ Hà Nội) và Trần Thanh Dân (dược sĩ Khu 5).
Sau nhiều ngày cuốc bộ, lang thang trong rừng nghiên cứu, ghi chép thực vật, thì cắt qua núi Ngọc Linh, đến tận Kon Tum. Ông Long chỉ nhớ rằng, chuyến đi bộ luồn rừng đó kéo dài gần 4 tháng, bởi khi đến Kon Tum thì đã là tết Nguyên đán. Mặc dù 4 tháng lần lục ở trên núi Ngọc Linh, tìm ra vô số thực vật đặc hữu, nhưng loài sâm vẫn như bóng chim tăm cá.
Khi đang ăn tết, thì ở Đắc Tô xảy ra dịch bệnh, nên đoàn công tác đã nhận lệnh đi chống dịch ở Đắc Tô, Tân Cảnh, là căn cứ quân sự của Ngụy, vừa mới được giải phóng.
Chống dịch chừng 1 tháng, khi dịch bệnh đã cơ bản được giải quyết, thì nhóm điều tra thảo dược nhận lệnh quay về Ngọc Linh tiếp tục tìm kiếm sâm.
Thời điểm đó, sâm Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên được coi là thứ thần dược, nên lãnh đạo Quân khu 5 rất coi trọng, mong muốn tìm được sâm để chữa bệnh, bồi bổ cho quân đội, thương bệnh binh.
Theo nghiên cứu của dược sĩ Đào Kim Long, thì mùa xuân là mùa nhiều loài sâm ra hoa, tìm kiếm vào thời điểm đầu năm rất phù hợp nên nhóm điều tra thực vật lập tức lên đường. Đoàn cán bộ điều tra dược liệu tìm đến địa danh H88 của Kon Tum theo lời mời của ông Đinh Kim Loan.
Ông Long chưa hiểu ông Loan mời đến đây để làm gì, nhưng ông cứ nhận lời mời. Đến nơi, mới biết ông Loan tập hợp các già làng, trưởng bản trong vùng đến bản Đắc Rơ Man, để nghe các cán bộ, dược sĩ phổ biến về cây thuốc, cách chữa bệnh, để nâng cao nhận thức của đồng bào.
Vùng đất này heo hút, giữa rừng già, thảo dược rất nhiều, nhưng đồng bào không biết sử dụng, nên sự xuất hiện của các dược sĩ chẳng khác gì người giời, họ rất trân trọng, muốn được chỉ dẫn tận tình những bài thuốc chữa bệnh.
Hôm đó, ông Đào Kim Long đến sớm, đi vòng quanh bản, rồi vào nhà trưởng bản chơi. Ông trưởng bản Đắc Rơ Man khi đó đã rất già, 72 tuổi rồi. Trong nhà có rất nhiều rượu, toàn rượu báng, đựng trong những ống lồ ô dựng cao chất ngất. Ông trưởng bản rót một bát lớn mời ông Long uống. Sau khi uống cạn bát rượu, thì ông này mới hỏi quê quán, nghề nghiệp.
Trưởng bản bảo rằng, hồi kháng chiến, có rất nhiều bộ đội ở Hà Nội vào, và kết nghĩa anh em với trưởng bản, nên ông Long từ "bản Hà Nội" vào, thì cũng coi như anh em, và đề nghị kết nghĩa anh em.
Uống hết bát rượu với trưởng bản, thì vợ, con, cháu cả đàn kéo nhau ra xếp hàng để uống với em kết nghĩa của trưởng bản. Uống hết lượt thì ông Long say, gia đình phải khiêng ra nhà thông (nhà chung của bản) để ông Long ngủ.
Sớm hôm sau, hội nghị diễn ra, già làng có mặt đông đủ, nhưng ông Long vẫn ngủ, mà không ai dám gọi. Trưởng bản vào gọi, ông Long mới dậy được.
Nói chuyện về cây thuốc suốt một ngày, thì đoàn di chuyển sang làng Mô Da. Ngôi làng mang tên một nhạc sĩ nổi tiếng mà cực kỳ bẩn thỉu, người và thú sống chung, đủ thứ mùi bốc lên kinh khủng. Từ làng Mô Da đoàn sẽ chinh phục đỉnh Ngọc Linh, thế nhưng, đi khắp làng cũng không thuê nổi người dẫn đường.
Hỏi han mãi ông Long mới biết lý do khá buồn cười. Trước đó rất lâu, người Pháp đã đến ngôi làng này thuê dân dẫn đường, vác đồ, khiêng cáng khi quan Pháp mệt lên núi Ngọc Linh.
Nhóm này đang đi thì gặp bò tót. Ông quan Pháp đã giương súng bắn. Vì dùng súng hỏa mai, nên khi nổ súng sẽ phụt lửa ra phía sau. Ngọn lửa đã làm mù mắt một người làng Mô Da.
Từ đó, người làng Mô Da rất sợ những người lạ và đặc biệt là lại mang theo súng, nên dù có trả bao nhiêu tiền họ cũng nhất định không dẫn đường. Dù ông Long giải thích đây là người Việt, là các thầy thuốc, họ vẫn lắc đầu.
Đúng lúc loanh quanh ở bản Mô Da tìm người dẫn đường, thì ông Trần Thanh Dân bị phù chân, không đi nổi. Nghe tin đó, Ban Dân y tỉnh Kon Tum đã bổ sung thêm dược tá Nguyễn Thị Lê vừa đưa đường, lại vừa học thêm cây thuốc phục vụ tỉnh.
Dược sĩ Đào Kim Long đã chia đoàn làm đôi. Một nhóm gồm ông Hoạt và ông Dân đi dưới chân núi, nhóm do ông Long dẫn đầu (gồm bà Lê, ông Giang) sẽ trèo lên đỉnh Ngọc Linh.
Đường lên đỉnh Ngọc Linh khi đó quả thực kinh hoàng. Núi cao dựng ngược, không có đường đi, cứ lọ mọ trong rừng cùng chiếc bản đồ pháo binh.
Dược sĩ Long dáng người nhỏ thó, nặng chừng 40kg, nhưng lúc nào cũng cõng trên vai 40kg thiết bị, đồ ăn, lại kèm thêm khẩu AK trước ngực. Thời điểm đó, Ngụy, biệt kích, phỉ trong rừng rất nhiều, nên tất cả mọi người đều phải mang theo súng để sẵn sàng chiến đấu.
Sau một tháng lang thang ở trong rừng Ngọc Linh, mới đến độ cao 1.800m, thì hết gạo. Không thuê được người, nên không mang được nhiều gạo. Nếu không kiếm được đồ ăn trong rừng, thì chỉ có nước chết đói.
Đang tính toán có nên quay lại hay không, thì ông Nguyễn Châu Giang cầm đến một thân cây gồm đủ lá, hoa và hỏi: "Đây là cây gì hả thầy?".
Nhìn thân cây mảnh khảnh, những chiếc lá mềm mại xanh thẫm với khóm hoa trắng li ti đã đậu quả ở cuống, dược sĩ Đào Kim Long như chết lặng. Ông bần thần mất mấy giây, rồi mới hỏi lại: "Ở đâu đấy?". Dược sĩ Nguyễn Châu Giang bảo: "Ở phía sau". Ông hỏi tiếp: "Gần không?", "Gần thôi" - ông Giang tiếp lời.
Ông Long dùng chiếc dao găm dắt ở lưng đào một vũng đất rộng quanh gốc cây mà ông Giang vừa bẻ gãy thân. Ông cẩn thận, kiên trì đánh thành một cái bồng to bằng miệng chiếc thúng loại nhỏ. Bê bồng lên, ông dùng đoạn gỗ gõ nhẹ để đất tơi dần, bở ra. Ông cẩn thận, tỉ mẩn từng chút, nhằm giữ lại nguyên xi từng cái rễ bé như sợi tóc.
Khi thứ củ kỳ lạ, sằn sẹo từng đốt hiện ra, dược sĩ Long mới ghé vào tai ông Giang nói nhỏ: "Sâm đấy!". Sở dĩ ông nói nhỏ là để bà Lê, nhân vật địa phương không biết, sợ thông tin lộ ra ngoài.
Dược sĩ Đào Kim Long lấy chiếc khăn trắng tinh, mà ông chưa dùng lần nào trải ra đất. Ông đặt củ sâm lên chiếc khăn, rồi lấy máy ảnh chụp lia lịa, đủ các góc độ.
Sau này, ông Long không hề nhớ những diễn biến, cảm xúc khi lần đầu tiên phát hiện ra củ sâm trên đỉnh Ngọc Linh. Niềm hạnh phúc, vui sướng quá lớn lao, mọi tâm trí của ông đều cuốn vào củ sâm ấy, nên ông không nhớ gì cả.
Sau này ông Nguyễn Châu Giang kể lại rằng, khi đó thấy ông Long như bị củ sâm thôi miên, hớp mất hồn vía. Lúc ông Long nâng củ sâm đặt vào chiếc khăn trắng trải giữa rừng, nước mắt ông ứ đầy mi, rồi nhỏ xuống vài giọt.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 2: Phát hiện "thần dược" trên đỉnh Ngọc Linh
Sau bài phát biểu ở Hội nghị dược liệu Quân khu 5, lãnh đạo khu ủy đã gọi dược sĩ Đào Kim Long đến trao đổi và yêu cầu ông dẫn đầu đoàn cán bộ điều tra thực vật lên núi Ngọc Linh tìm kiếm nhân sâm ngay trong tháng 6/1972.
Tuy nhiên, phải đến tháng 10 năm đó, dược sĩ Đào Kim Long mới thành lập được đoàn cán bộ để lên núi Ngọc Linh. Đoàn cán bộ có 4 người, gồm dược sĩ Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang (từ Hà Nội) và Trần Thanh Dân (dược sĩ Khu 5).
Sau nhiều ngày cuốc bộ, lang thang trong rừng nghiên cứu, ghi chép thực vật, thì cắt qua núi Ngọc Linh, đến tận Kon Tum. Ông Long chỉ nhớ rằng, chuyến đi bộ luồn rừng đó kéo dài gần 4 tháng, bởi khi đến Kon Tum thì đã là tết Nguyên đán. Mặc dù 4 tháng lần lục ở trên núi Ngọc Linh, tìm ra vô số thực vật đặc hữu, nhưng loài sâm vẫn như bóng chim tăm cá.
Khi đang ăn tết, thì ở Đắc Tô xảy ra dịch bệnh, nên đoàn công tác đã nhận lệnh đi chống dịch ở Đắc Tô, Tân Cảnh, là căn cứ quân sự của Ngụy, vừa mới được giải phóng.
Chống dịch chừng 1 tháng, khi dịch bệnh đã cơ bản được giải quyết, thì nhóm điều tra thảo dược nhận lệnh quay về Ngọc Linh tiếp tục tìm kiếm sâm.
Dược sĩ Đào Kim Long và củ sâm Ngọc Linh nhiều năm tuổi |
Thời điểm đó, sâm Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên được coi là thứ thần dược, nên lãnh đạo Quân khu 5 rất coi trọng, mong muốn tìm được sâm để chữa bệnh, bồi bổ cho quân đội, thương bệnh binh.
Theo nghiên cứu của dược sĩ Đào Kim Long, thì mùa xuân là mùa nhiều loài sâm ra hoa, tìm kiếm vào thời điểm đầu năm rất phù hợp nên nhóm điều tra thực vật lập tức lên đường. Đoàn cán bộ điều tra dược liệu tìm đến địa danh H88 của Kon Tum theo lời mời của ông Đinh Kim Loan.
Ông Long chưa hiểu ông Loan mời đến đây để làm gì, nhưng ông cứ nhận lời mời. Đến nơi, mới biết ông Loan tập hợp các già làng, trưởng bản trong vùng đến bản Đắc Rơ Man, để nghe các cán bộ, dược sĩ phổ biến về cây thuốc, cách chữa bệnh, để nâng cao nhận thức của đồng bào.
Vùng đất này heo hút, giữa rừng già, thảo dược rất nhiều, nhưng đồng bào không biết sử dụng, nên sự xuất hiện của các dược sĩ chẳng khác gì người giời, họ rất trân trọng, muốn được chỉ dẫn tận tình những bài thuốc chữa bệnh.
Hôm đó, ông Đào Kim Long đến sớm, đi vòng quanh bản, rồi vào nhà trưởng bản chơi. Ông trưởng bản Đắc Rơ Man khi đó đã rất già, 72 tuổi rồi. Trong nhà có rất nhiều rượu, toàn rượu báng, đựng trong những ống lồ ô dựng cao chất ngất. Ông trưởng bản rót một bát lớn mời ông Long uống. Sau khi uống cạn bát rượu, thì ông này mới hỏi quê quán, nghề nghiệp.
Trưởng bản bảo rằng, hồi kháng chiến, có rất nhiều bộ đội ở Hà Nội vào, và kết nghĩa anh em với trưởng bản, nên ông Long từ "bản Hà Nội" vào, thì cũng coi như anh em, và đề nghị kết nghĩa anh em.
Dược sĩ Đào Kim Long (ngoài cùng bên phải) trong lần trở lại vùng trồng sâm Ngọc Linh. Ảnh nhân vật cung cấp |
Uống hết bát rượu với trưởng bản, thì vợ, con, cháu cả đàn kéo nhau ra xếp hàng để uống với em kết nghĩa của trưởng bản. Uống hết lượt thì ông Long say, gia đình phải khiêng ra nhà thông (nhà chung của bản) để ông Long ngủ.
Sớm hôm sau, hội nghị diễn ra, già làng có mặt đông đủ, nhưng ông Long vẫn ngủ, mà không ai dám gọi. Trưởng bản vào gọi, ông Long mới dậy được.
Nói chuyện về cây thuốc suốt một ngày, thì đoàn di chuyển sang làng Mô Da. Ngôi làng mang tên một nhạc sĩ nổi tiếng mà cực kỳ bẩn thỉu, người và thú sống chung, đủ thứ mùi bốc lên kinh khủng. Từ làng Mô Da đoàn sẽ chinh phục đỉnh Ngọc Linh, thế nhưng, đi khắp làng cũng không thuê nổi người dẫn đường.
Hỏi han mãi ông Long mới biết lý do khá buồn cười. Trước đó rất lâu, người Pháp đã đến ngôi làng này thuê dân dẫn đường, vác đồ, khiêng cáng khi quan Pháp mệt lên núi Ngọc Linh.
Nhóm này đang đi thì gặp bò tót. Ông quan Pháp đã giương súng bắn. Vì dùng súng hỏa mai, nên khi nổ súng sẽ phụt lửa ra phía sau. Ngọn lửa đã làm mù mắt một người làng Mô Da.
Từ đó, người làng Mô Da rất sợ những người lạ và đặc biệt là lại mang theo súng, nên dù có trả bao nhiêu tiền họ cũng nhất định không dẫn đường. Dù ông Long giải thích đây là người Việt, là các thầy thuốc, họ vẫn lắc đầu.
Đúng lúc loanh quanh ở bản Mô Da tìm người dẫn đường, thì ông Trần Thanh Dân bị phù chân, không đi nổi. Nghe tin đó, Ban Dân y tỉnh Kon Tum đã bổ sung thêm dược tá Nguyễn Thị Lê vừa đưa đường, lại vừa học thêm cây thuốc phục vụ tỉnh.
Dược sĩ Đào Kim Long đã chia đoàn làm đôi. Một nhóm gồm ông Hoạt và ông Dân đi dưới chân núi, nhóm do ông Long dẫn đầu (gồm bà Lê, ông Giang) sẽ trèo lên đỉnh Ngọc Linh.
Đường lên đỉnh Ngọc Linh khi đó quả thực kinh hoàng. Núi cao dựng ngược, không có đường đi, cứ lọ mọ trong rừng cùng chiếc bản đồ pháo binh.
Dược sĩ Long dáng người nhỏ thó, nặng chừng 40kg, nhưng lúc nào cũng cõng trên vai 40kg thiết bị, đồ ăn, lại kèm thêm khẩu AK trước ngực. Thời điểm đó, Ngụy, biệt kích, phỉ trong rừng rất nhiều, nên tất cả mọi người đều phải mang theo súng để sẵn sàng chiến đấu.
Sau một tháng lang thang ở trong rừng Ngọc Linh, mới đến độ cao 1.800m, thì hết gạo. Không thuê được người, nên không mang được nhiều gạo. Nếu không kiếm được đồ ăn trong rừng, thì chỉ có nước chết đói.
Đang tính toán có nên quay lại hay không, thì ông Nguyễn Châu Giang cầm đến một thân cây gồm đủ lá, hoa và hỏi: "Đây là cây gì hả thầy?".
Cây sâm Ngọc Linh. Ảnh nhân vật cung cấp |
Nhìn thân cây mảnh khảnh, những chiếc lá mềm mại xanh thẫm với khóm hoa trắng li ti đã đậu quả ở cuống, dược sĩ Đào Kim Long như chết lặng. Ông bần thần mất mấy giây, rồi mới hỏi lại: "Ở đâu đấy?". Dược sĩ Nguyễn Châu Giang bảo: "Ở phía sau". Ông hỏi tiếp: "Gần không?", "Gần thôi" - ông Giang tiếp lời.
Ông Long dùng chiếc dao găm dắt ở lưng đào một vũng đất rộng quanh gốc cây mà ông Giang vừa bẻ gãy thân. Ông cẩn thận, kiên trì đánh thành một cái bồng to bằng miệng chiếc thúng loại nhỏ. Bê bồng lên, ông dùng đoạn gỗ gõ nhẹ để đất tơi dần, bở ra. Ông cẩn thận, tỉ mẩn từng chút, nhằm giữ lại nguyên xi từng cái rễ bé như sợi tóc.
Khi thứ củ kỳ lạ, sằn sẹo từng đốt hiện ra, dược sĩ Long mới ghé vào tai ông Giang nói nhỏ: "Sâm đấy!". Sở dĩ ông nói nhỏ là để bà Lê, nhân vật địa phương không biết, sợ thông tin lộ ra ngoài.
Dược sĩ Đào Kim Long lấy chiếc khăn trắng tinh, mà ông chưa dùng lần nào trải ra đất. Ông đặt củ sâm lên chiếc khăn, rồi lấy máy ảnh chụp lia lịa, đủ các góc độ.
Sau này, ông Long không hề nhớ những diễn biến, cảm xúc khi lần đầu tiên phát hiện ra củ sâm trên đỉnh Ngọc Linh. Niềm hạnh phúc, vui sướng quá lớn lao, mọi tâm trí của ông đều cuốn vào củ sâm ấy, nên ông không nhớ gì cả.
Sau này ông Nguyễn Châu Giang kể lại rằng, khi đó thấy ông Long như bị củ sâm thôi miên, hớp mất hồn vía. Lúc ông Long nâng củ sâm đặt vào chiếc khăn trắng trải giữa rừng, nước mắt ông ứ đầy mi, rồi nhỏ xuống vài giọt.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận