Trong số 180 quốc gia được liệt kê trong danh sách này, Mỹ xếp hạng 39, Trung Quốc đứng thứ 43 và Cuba là 46. Các quốc gia đứng đầu danh sách đều giàu mạnh nhất thế giới sở hữu hệ thống được đánh giá là khá ưu việt để nuôi dưỡng sự phát triển của trẻ nhỏ, bao gồm trường học, bệnh viện và các chính sách về môi trường.
Trong khi đó, một số quốc gia lạc hậu hơn, bao gồm Somalia (xếp hạng 178), Cộng hòa Chad (hạng 179) và Cộng hòa Trung Phi (hạng 180) bị đánh giá có hệ thống yếu kém.
Mặc dù vậy, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho rằng, chưa có quốc gia nào thực sự làm đủ những gì cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của thế hệ tương lai.
"Những người có trách nhiệm đưa ra quyết định lớn trên toàn cầu đã thất bại trong việc bảo vệ trẻ em ngày nay, cụ thể là bảo vệ sức khỏe, quyền lợi và môi trường sống cho trẻ. Đây là lời cảnh tỉnh đến các quốc gia, để họ chú trọng và quan tâm hơn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ em, đảm bảo rằng trẻ cũng có tiếng nói, đầy đủ quyền lợi và được kiến tạo tương lai phù hợp", tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới phát biểu.
Báo cáo trên cũng xếp hạng các quốc gia về lượng phát thải carbon dư thừa (theo số lượng dự kiến của mỗi quốc vào năm 2030). Nghiên cứu chỉ ra, một số quốc gia hàng đầu trong việc cung cấp môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ em lại xếp hạng thấp khi xét đến các yếu tố phát triển bền vững.
Trong đó, Na Uy xếp thứ 156 và Mỹ xếp thứ 173 trên tổng số 180 quốc gia.
Bình luận