• Zalo

Phụ nữ không đi làm, không đóng bảo hiểm vẫn được hưởng trợ cấp BHXH

Đời sốngThứ Tư, 16/08/2017 13:00:00 +07:00 Google News

Theo chế độ thai sản hiện hành, phụ nữ ở nhà và không đóng bảo hiểm xã hội vẫn có thể được nhận trợ cấp thai sản.

Nếu như trước đây, chỉ các mẹ đi làm được công ty đóng BHXH mới có trợ cấp khi sinh con, thì với luật bảo hiểm mới chị em phụ nữ dù chỉ ở nhà vẫn có thể hưởng chế độ thai sản.

Trong năm 2017, các điều khoản dành cho lao động nam tham gia BHXH có vợ sinh con sẽ tiếp tục được áp dụng theo văn bản luật có hiệu lực từ 1/1/2016. Theo đó, nếu chồng của các mẹ tham gia bảo hiểm xã hội, thì khi sinh con, người vợ sẽ được hưởng trợ cấp thai sản theo bảo hiểm của chồng. Điều này vô cùng quan trọng nên các mẹ hãy tìm hiểu rõ để không bị mất quyền lợi nhé.

Như vậy, theo luật bảo hiểm xã hội mới, khi vợ sinh con, người chồng ngoài được hưởng số ngày nghỉ còn có thể thay vợ nhận trợ cấp thai sản. Đây là tin cực vui cho những chị em chưa có điều kiện tham gia BHXH bắt buộc tại các doanh nghiệp.

chế độ thai sản

Vợ không đi làm, không đóng BHXH có thể nhận trợ cấp thai sản theo bảo hiểm của chồng

Cụ thể, các bố mẹ tham khảo các nội dung quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội dưới đây nhé:

Theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2016, thời gian hưởng chế độ bảo hiểm khi vợ sinh con được quy định như sau:

Đối với số ngày nghỉ không trừ lương:

“Điều 2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 5 ngày làm việc;

b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.

Đối với mức trợ cấp thai sản:

Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản 1 ngày của lao động nam được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày. Ví dụ mức hưởng chế độ thai sản theo tháng của chồng là 10 triệu thì lấy 10 triệu đó chia 24 ngày lương.

Ngoài ra, theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về việc trợ cấp một lần khi sinh con thì “Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần cho mỗi đứa con bằng 2 lần mức lương cơ sở vào đúng tháng lao động nữ sinh con hoặc nhận con nuôi”.

Đối với những thai phụ không đi làm, ở nhà sinh con và không đóng bảo hiểm thì sẽ được hưởng trợ cấp theo bảo hiểm của chồng. Cụ thể, chồng đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở vào đúng tháng sinh. Chẳng hạn, khi vợ sinh, chồng có mức lương cơ sở là 2 triệu thì khi nhận trợ cấp thai sản cho vợ sẽ được hưởng 4 triệu.

Video: Muốn hưởng 75% lương hưu từ năm 2018, lao động nữ phải biết điều này

Điều kiện để chồng được hưởng trợ cấp khi vợ sinh con như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về trợ cấp một lần khi sinh con:

Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con”.

Để được hưởng trợ cấp thai sản theo bảo hiểm xã hội của chồng, các mẹ cần chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ như sau:

- Giấy chứng sinh, giấy đăng lý kết hôn, sổ hộ khẩu, CMND.

- Bản xác nhận người vợ chưa tham gia BHXH: Làm đơn gửi UBND cấp xã nơi bạn cư trú xác nhận về nội dung trên để cơ quan làm thủ tục bạn hưởng trợ cấp BHXH khi vợ sinh con.

Như Quỳnh
Bình luận
vtcnews.vn