Một “tập đoàn” phát tán tin nhắn lừa đảo vừa bị CA đánh sập.
Số tiền các đối tượng chiếm đoạt từ người sử dụng ĐTDĐ lên đến hơn 20 tỷ đồng. Số tiền bất chính trên được “ăn chia” với các nhà mạng viễn thông theo tỷ lệ 45 - 55%.
Trách nhiệm của các nhà mạng trong vụ án này như thế nào, là câu hỏi mà dư luận mong được cơ quan chức năng làm rõ…
Phát tán tin nhắn rác kiếm lợi hơn 20 tỷ đồng
Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an ) và CA quận Đống Đa vừa triệt phá nhóm đối tượng sử dụng thiết bị điện tử công nghệ cao phát tán tin nhắn lừa đảo chiếm đoạt phí dịch vụ của người sử dụng ĐTDĐ.
Đối tượng Lê Ngọc Tiến, là kẻ cầm đầu “tập đoàn” lừa đảo. Vừa là nhân viên kinh doanh của Cty viễn thông FPT, Tiến đồng thời tổ chức thuê người, mua sắm trang thiết bị thành lập 3 Cty riêng: Vvas, Vcontent và Bắc Đại Dương hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo trên các đầu số 7x68 và 7x77 của các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động Vinaphone, Mobifone, Viettel.
Với thủ đoạn phạm tội rất tinh vi mỗi ngày có hàng nghìn chủ thuê bao các mạng di động “dính bẫy” của “tập đoàn” lừa đảo này. Cụ thể Tiến thuê khoảng chục người để vận hành “tập đoàn” của mình.
Các đối tượng Nguyễn Xuân Dũng và Nguyễn Duy Đông được Tiến thuê làm “giám đốc” các Cty mà Tiến thành lập, với mức lương khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.
Các “giám đốc” này trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng thuê đầu số, thuê chỗ đặt máy chủ, thanh toán tài khoản và thậm chí làm cả việc “phát tán tin nhắn với nội dung lừa đảo, đặt bẫy”, gửi cho các chủ thuê bao di động.
Những “chiếc bẫy” mà các đối tượng thường xuyên sử dụng là tin nhắn có nội dung như sau: “Nguồn tin đặc biệt từ hội đồng xổ số dành riêng cho khách hàng VIP. Soạn DK gửi đến 7x68" hoặc "Bạn đã may mắn trúng thưởng iPhone 5S. Muốn nhận thưởng, soạn LOC gửi 7x77”...
Khi khách hàng nhắn tin theo hướng dẫn, sẽ nhận được tin nhắn trả lời nhưng “không chính xác, hoặc chiếu lệ”, thậm chí không có nội dung gì. Thế nhưng, tài khoản điện thoại bị trừ 500 đồng hoặc 15.000 đồng tùy đầu số.
Từ tháng 6 - 2013 đến tháng 6 - 2014, các Cty của Tiến đã phát tán hàng triệu tin nhắn lừa đảo từ các đầu số trên với 27 cú pháp chiếm đoạt khoảng 22 tỷ đồng của các thuê bao di động. Đáng chú ý, số tiền trục lợi bất chính này Lê Ngọc Tiến khai rằng “ăn chia” với các nhà mạng theo tỷ lệ từ 45 đến 55%.
Nhà mạng “quản lý” lỏng lẻo…
Mở rộng điều tra, CQCA còn phát hiện một nhóm Cty khác là Cty Thiên Ngân, Thiên Hà do Trần Ngọc Hùng, trú tại phố Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cầm đầu, phát tán tin nhắn lừa đảo với thủ đoạn tương tự. Bước đầu, CQCA xác định từ ngày 1/5 đến 13/6, Hùng và các đối tượng của Cty Thiên Ngân, Thiên Hà đã phát tán hàng trăm nghìn tin nhắn với 83 cú pháp lừa đảo để chiếm đoạt 1,016 tỷ đồng.
Theo Cục C50, thời gian qua, nạn phát tán tin nhắn rác với các thủ đoạn “lừa đảo đặt bẫy” phát triển mạnh gây bức xúc cho người sử dụng ĐTDĐ. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ di động vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Được biết những “tập đoàn” lừa đảo tin nhắn như trên, mới chỉ là ổ nhóm lừa đảo tin nhắn lớn nhất từng bị triệt phá. Một số ổ nhóm khác có thể lớn hơn nhiều. Hiện C50 vẫn đang phối hợp với các đơn vị khác nắm tình hình và tiếp tục truy quét.
Được biết, C50 sẽ có công văn đề nghị cơ quan chức năng thuộc Bộ Thông tin và truyền thông xem xét trách nhiệm trong vấn đề này, đồng thời có biện pháp ngăn chặn.
Thiếu tá Nguyễn Huy Lục, Phó trưởng Phòng 3 - C50 cho biết: Theo quy định, tin nhắn dịch vụ giá trị gia tăng phải được nhà mạng kiểm duyệt. Nhìn chung nhà mạng vẫn quản lý khá lỏng lẻo. Khi ký kết hợp đồng với nhà mạng, các Cty kinh doanh dịch vụ thường báo cáo nội dung tin nhắn lành mạnh, đúng quy định. Nhưng đến khi gửi cho khách hàng, các Cty kinh doanh dịch vụ lại sửa nội dung nhằm lôi kéo, lừa tiền của họ.
Rõ ràng, việc khách hàng của các nhà mạng di động bị làm phiền bởi các tin nhắn rác, có nội dung quảng cáo, lừa đảo đặt bẫy đã diễn ra từ lâu, khiến các chủ thuê bao rất bức xúc. Vậy nên cũng thật “bất ngờ” khi chính các đối tượng lừa đảo đã khai ra trước cơ quan điều tra, số tiền trục lợi bất chính được “chia chác” cho các nhà mạng với tỷ lệ 45 – 55%.
Nội dung này vẫn đang được cơ quan chức năng làm rõ. Dư luận đang đặt ra vấn đề trách nhiệm của nhà mạng không chỉ ở việc quản lý lỏng lẻo, mà còn sẽ phải như thế nào nếu những lời khai trên là đúng?
Số tiền các đối tượng chiếm đoạt từ người sử dụng ĐTDĐ lên đến hơn 20 tỷ đồng. Số tiền bất chính trên được “ăn chia” với các nhà mạng viễn thông theo tỷ lệ 45 - 55%.
Trách nhiệm của các nhà mạng trong vụ án này như thế nào, là câu hỏi mà dư luận mong được cơ quan chức năng làm rõ…
Phát tán tin nhắn rác kiếm lợi hơn 20 tỷ đồng
Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an ) và CA quận Đống Đa vừa triệt phá nhóm đối tượng sử dụng thiết bị điện tử công nghệ cao phát tán tin nhắn lừa đảo chiếm đoạt phí dịch vụ của người sử dụng ĐTDĐ.
Đối tượng Lê Ngọc Tiến, là kẻ cầm đầu “tập đoàn” lừa đảo. Vừa là nhân viên kinh doanh của Cty viễn thông FPT, Tiến đồng thời tổ chức thuê người, mua sắm trang thiết bị thành lập 3 Cty riêng: Vvas, Vcontent và Bắc Đại Dương hoạt động phát tán tin nhắn lừa đảo trên các đầu số 7x68 và 7x77 của các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động Vinaphone, Mobifone, Viettel.
Bằng những tin nhắn với nội dung “đặt bẫy”, các đối tượng lừa đảo đã móc túi từ các chủ thuê bao di động số tiền tới hàng chục tỷ đồng. Ảnh: Sỹ Hào |
Các đối tượng Nguyễn Xuân Dũng và Nguyễn Duy Đông được Tiến thuê làm “giám đốc” các Cty mà Tiến thành lập, với mức lương khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.
Các “giám đốc” này trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng thuê đầu số, thuê chỗ đặt máy chủ, thanh toán tài khoản và thậm chí làm cả việc “phát tán tin nhắn với nội dung lừa đảo, đặt bẫy”, gửi cho các chủ thuê bao di động.
Đối tượng Lê Ngọc Tiến khai nhận, 22 tỷ đồng chiếm đoạt bất chính của các chủ thuê bao, được “chia chác” với nhà mạng theo tỷ lệ 45 – 55%. Ảnh: TL |
Khi khách hàng nhắn tin theo hướng dẫn, sẽ nhận được tin nhắn trả lời nhưng “không chính xác, hoặc chiếu lệ”, thậm chí không có nội dung gì. Thế nhưng, tài khoản điện thoại bị trừ 500 đồng hoặc 15.000 đồng tùy đầu số.
Từ tháng 6 - 2013 đến tháng 6 - 2014, các Cty của Tiến đã phát tán hàng triệu tin nhắn lừa đảo từ các đầu số trên với 27 cú pháp chiếm đoạt khoảng 22 tỷ đồng của các thuê bao di động. Đáng chú ý, số tiền trục lợi bất chính này Lê Ngọc Tiến khai rằng “ăn chia” với các nhà mạng theo tỷ lệ từ 45 đến 55%.
Nhà mạng “quản lý” lỏng lẻo…
Mở rộng điều tra, CQCA còn phát hiện một nhóm Cty khác là Cty Thiên Ngân, Thiên Hà do Trần Ngọc Hùng, trú tại phố Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội cầm đầu, phát tán tin nhắn lừa đảo với thủ đoạn tương tự. Bước đầu, CQCA xác định từ ngày 1/5 đến 13/6, Hùng và các đối tượng của Cty Thiên Ngân, Thiên Hà đã phát tán hàng trăm nghìn tin nhắn với 83 cú pháp lừa đảo để chiếm đoạt 1,016 tỷ đồng.
Theo Cục C50, thời gian qua, nạn phát tán tin nhắn rác với các thủ đoạn “lừa đảo đặt bẫy” phát triển mạnh gây bức xúc cho người sử dụng ĐTDĐ. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ di động vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Được biết những “tập đoàn” lừa đảo tin nhắn như trên, mới chỉ là ổ nhóm lừa đảo tin nhắn lớn nhất từng bị triệt phá. Một số ổ nhóm khác có thể lớn hơn nhiều. Hiện C50 vẫn đang phối hợp với các đơn vị khác nắm tình hình và tiếp tục truy quét.
Được biết, C50 sẽ có công văn đề nghị cơ quan chức năng thuộc Bộ Thông tin và truyền thông xem xét trách nhiệm trong vấn đề này, đồng thời có biện pháp ngăn chặn.
Thiếu tá Nguyễn Huy Lục, Phó trưởng Phòng 3 - C50 cho biết: Theo quy định, tin nhắn dịch vụ giá trị gia tăng phải được nhà mạng kiểm duyệt. Nhìn chung nhà mạng vẫn quản lý khá lỏng lẻo. Khi ký kết hợp đồng với nhà mạng, các Cty kinh doanh dịch vụ thường báo cáo nội dung tin nhắn lành mạnh, đúng quy định. Nhưng đến khi gửi cho khách hàng, các Cty kinh doanh dịch vụ lại sửa nội dung nhằm lôi kéo, lừa tiền của họ.
Rõ ràng, việc khách hàng của các nhà mạng di động bị làm phiền bởi các tin nhắn rác, có nội dung quảng cáo, lừa đảo đặt bẫy đã diễn ra từ lâu, khiến các chủ thuê bao rất bức xúc. Vậy nên cũng thật “bất ngờ” khi chính các đối tượng lừa đảo đã khai ra trước cơ quan điều tra, số tiền trục lợi bất chính được “chia chác” cho các nhà mạng với tỷ lệ 45 – 55%.
Nội dung này vẫn đang được cơ quan chức năng làm rõ. Dư luận đang đặt ra vấn đề trách nhiệm của nhà mạng không chỉ ở việc quản lý lỏng lẻo, mà còn sẽ phải như thế nào nếu những lời khai trên là đúng?
Nguồn: BizLive
Bình luận