• Zalo

Phát hiện bí ẩn mới gây sốc về hành tinh nhỏ nhất hệ Mặt Trời

Kinh tếThứ Bảy, 13/06/2015 12:15:00 +07:00Google News

Tàu thăm dò MESSENGER của NASA trên sao Thủy đã cung cấp nhiều hình ảnh gây sốc về những phát hiện mới lạ của hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời này.

Tàu thăm dò MESSENGER của NASA trên sao Thủy đã cung cấp nhiều hình ảnh gây sốc về những phát hiện mới lạ của hành tinh nhỏ nhất hệ mặt trời này.

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và nằm sâu thẳm trong hệ Mặt Trời, được coi là một hành tinh bí ẩn trong nhiều năm qua cho đến khi tàu vũ trụ MESSENGER của NASA trở thành tàu thăm dò đầu tiên bay vào quỹ đạo sao Thủy. MESSENGER hoành thành nhiệm vụ của mình bằng cách đâm vào bề mặt hành tinh này.

Hình ảnh mà tàu MESSENGER thu thập được trong hơn bốn năm trên quỹ đạo sao Thủy tiết lộ một khu vực rộng lớn những đường vết khổng lồ đứt gãy, hoặc cùng có thể là những vách đá trên hành tinh. Những đường vách này giống như những bậc thang khổng lồ - vách lớn nhất dài hơn 600 dặm (1000 km) và cao hơn 1,8 mét (3km). Các nhà khoa học đã cung cấp những giả thuyết để giải thích cho hiện tượng này.

sao thủy
Những đường đứt gãy lớn nhất trên bề mặt sao Thủy. Ảnh Livescience 
Những vách đứt gãy có thể hình thành khi các phiến đá cùng bị xô đẩy, nứt vỡ và đâm lên trên tạo thành những đường đứt gãy hoặc khe nứt trong lớp vỏ của sao Thủy. Những vết đứt gãy và các khe đó được cho là những nếp nhăn cơ bản được hình thành trên bề mặt sao Thủy bởi vì lõi của hành tinh này càng ngày càng nguội đi nên sao Thủy dần dần thu nhỏ kích thước.

Nghiên cứu trước đó cho rằng sao Thủy có đường kính khoảng 2.5 đến 8.7 dặm (khoảng 4 đến 14 km). Nếu như những mảng đứt gãy khổng lồ này hình thành là do sao Thủy co vào, thì đặc điểm này lẽ ra phải được phân tán đầu trên bề mặt của hành tinh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học phát hiện ra rằng, đây là những vách đứt gãy có cấu trúc, địa hình vô cùng phức tạp.

"Đó là một bí ẩn thực sự", Thomas Watters, tác giả nghiên cứu, một nhà khoa học hành tinh tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia của viện Smithsonian nói với tờ Space.com. Các nhà khoa học đã phân tích, nghiên cứu những vách đứt gãy lớn nhất, nổi bật nhất trên bề mặt sao Thủy, có những vách dài hơn 30 dặm (khoảng 50km). Thật bất ngờ, họ phát hiện ra nhiều vách đá tập trung ở hai dải rộng chạy từ Bắc đến Nam và được bố trí gần như đối diện nhau ở hai phía của hành tinh.

sao thủy
Bề mặt sao Thủy xuất hiện những vết đứt gãy hình cánh cung. Ảnh Livescience 
"Các nhà khoa học đã tạm giải thích hiện tượng này là do dòng chảy của các dòng đá nóng trong lớp vỏ của sao Thủy. Tuy nhiên, quy mô của dòng chảy này là quá nhỏ để có thể giải thích cho sự sắp xếp của những đường vách này, hơn nữa lớp vỏ của sao Thủy không quá dày - chỉ khoảng 400 km, do đó, chúng tôi nghĩ rằng, chắc hẳn ở đây phải có một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng mà chúng tôi vẫn chưa nắm bắt được", Watters nói.

Ngoài ra, sự phân bố các đường vách đứt gãy của sao Thủy nằm ở bán cầu Nam nhiều gấp hai lần ở bán cầu Bắc. Trong số 407 vách dài hơn 30 dặm thì có đến 264 vách nằm ở bán cầu Nam kéo dài 20,500 dặm (khoảng 33.000 km) trong khi chỉ có 143 vách nằm ở bán cầu Bắc.

Các nhà nghiên cứu sẽ vẫn tiếp tục phân tích hình ảnh và dữ liệu từ tàu MESSENGER để làm sáng tỏ bí ẩn này. Trong khi bề mặt của Trái Đất được tạo thành từ nhiều mảng kiến tạo thì sao Thủy chỉ được hành thành từ một mảng. Sao Thủy là nơi lý tưởng để khảo sát cách thức tiến hóa của những hành tinh một mảng kiến tạo. Hiểu được sao Thủy sẽ giải thích được các hành tinh khác trong thiên hà phát triển như thế nào.

Nguồn: Vietq

Bình luận
vtcnews.vn