Tối qua (30/1), chương trình Giai điệu tự hào chủ đề ‘Cung đàn đất nước’ đã mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc về những cây đàn đã đồng hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Chương trình không chỉ ngợi ca những nét đẹp trong văn hóa các dân tộc Việt Nam, mà còn khắc họa tâm hồn người Việt trong những bước thăng trầm của lịch sử.
Được sáng tác năm 1967, ca khúc Tiếng đàn Ta Lư của nhạc sĩ Huy Thục ngợi ca âm điệu độc đáo của cây đàn Ta lư và tinh thần lạc quan cách mạng của người dân Pacô, Vân Kiều.
Gần 50 năm ra đời, ca khúc đã có sức sống mạnh mẽ trong lòng khán giả yêu nhạc qua tiếng hát của NSND Tường Vi. Tuy nhiên, ở Giai điệu tự hào, Tiếng đàn Ta Lư do Phạm Thu Hà thể hiện vui tươi, nhẹ nhàng hơn trong hình ảnh cô gái Pacô sống ở thời bình, hát về lịch sử hào hùng của buôn làng, dân tộc.
Lần thứ hai trở lại Giai điệu tự hào, ‘họa mi bán cổ điển’ Phạm Thu Hà tiếp tục gây nhiều ngạc nhiên và thích thú cho Hội đồng bình luận và khán giả yêu nhạc.
Nữ đạo diễn Hoàng Điệp bày tỏ rất thích bản phối mới của Tiếng đàn Ta Lư và cách thể hiện của Phạm Thu Hà. ‘Vô cùng trong sáng, dễ thương, giống như một hơi thở mới của người trẻ khi hát một ca khúc đã đi cùng lịch sử’- đạo diễn Hoàng Điệp nói.
Chia sẻ về cảm xúc của mình, Phạm Thu Hà cho biết: “Tham gia chương trình và được hát những ca khúc đi cùng năm tháng là một điều vô cùng tự hào với những ca sĩ trẻ. Điểm số chỉ là một phần , điều quan trọng là Hà đã hát và thể hiện được hết tâm hồn mình trong Tiếng đàn Ta Lư, một ca khúc mà Hà đã yêu thích từ rất lâu rồi”.
Ở Giai điệu Tự hào, Tiếng đàn Ta Lư được phối hoàn toàn mới pha trộn nhạc điện tử. Phạm Thu Hà cho biết, khi hát cô rất ưng ý với bản phối mới này.
Không thể hiện kỹ thuật như stacato (âm nảy) như Chào anh giải phóng quân (Giai điệu tự hào, tháng 12/2014) , Phạm Thu Hà đã làm nhẹ nhàng, tinh tế hơn phần hát để lột tả được sự trong trẻo của tâm hồn, của một cô gái Tây Nguyên thời bình khi hát và ca ngợi những năm tháng hào hùng của dân tộc, với một tâm thế không bi luỵ mà vô cùng lạc quan.
Ngoài Tiếng đàn Ta Lư, những ca khúc như Đàn T’rưng, Tiếng đàn bầu, Cây đàn guitar của đại đội ba, Giấc mơ Chapi và Cung đàn mùa xuân cũng khơi lên nhiều cảm xúc trong khán giả khi được thể hiện qua giọng ca trẻ như Nguyễn Đình Thanh Tâm, Tạ Quang Thắng, Tiêu Châu Như Quỳnh, Ngũ Cung và Trọng Tấn.
Thuần Vũ
Chương trình không chỉ ngợi ca những nét đẹp trong văn hóa các dân tộc Việt Nam, mà còn khắc họa tâm hồn người Việt trong những bước thăng trầm của lịch sử.
Được sáng tác năm 1967, ca khúc Tiếng đàn Ta Lư của nhạc sĩ Huy Thục ngợi ca âm điệu độc đáo của cây đàn Ta lư và tinh thần lạc quan cách mạng của người dân Pacô, Vân Kiều.
Phạm Thu Hà |
Lần thứ hai trở lại Giai điệu tự hào, ‘họa mi bán cổ điển’ Phạm Thu Hà tiếp tục gây nhiều ngạc nhiên và thích thú cho Hội đồng bình luận và khán giả yêu nhạc.
Nữ đạo diễn Hoàng Điệp bày tỏ rất thích bản phối mới của Tiếng đàn Ta Lư và cách thể hiện của Phạm Thu Hà. ‘Vô cùng trong sáng, dễ thương, giống như một hơi thở mới của người trẻ khi hát một ca khúc đã đi cùng lịch sử’- đạo diễn Hoàng Điệp nói.
Ở Giai điệu Tự hào, Tiếng đàn Ta Lư được phối hoàn toàn mới pha trộn nhạc điện tử. Phạm Thu Hà cho biết, khi hát cô rất ưng ý với bản phối mới này.
Không thể hiện kỹ thuật như stacato (âm nảy) như Chào anh giải phóng quân (Giai điệu tự hào, tháng 12/2014) , Phạm Thu Hà đã làm nhẹ nhàng, tinh tế hơn phần hát để lột tả được sự trong trẻo của tâm hồn, của một cô gái Tây Nguyên thời bình khi hát và ca ngợi những năm tháng hào hùng của dân tộc, với một tâm thế không bi luỵ mà vô cùng lạc quan.
Ngoài Tiếng đàn Ta Lư, những ca khúc như Đàn T’rưng, Tiếng đàn bầu, Cây đàn guitar của đại đội ba, Giấc mơ Chapi và Cung đàn mùa xuân cũng khơi lên nhiều cảm xúc trong khán giả khi được thể hiện qua giọng ca trẻ như Nguyễn Đình Thanh Tâm, Tạ Quang Thắng, Tiêu Châu Như Quỳnh, Ngũ Cung và Trọng Tấn.
Thuần Vũ
Bình luận