
Nguyễn Thị Bích Ngân, sinh năm 2003, đến từ Phú Yên. Hiện cô là sinh viên năm thứ hai, ngành Quan hệ công chúng, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech).

Sở hữu nét đẹp ngọt ngào, trong sáng cùng đôi mắt to tròn, nụ cười tươi tắn, nữ sinh này luôn tự tin tỏa sáng trước ống kính.


Bích Ngân không ngừng hướng bản thân đến lối sống tích cực, năng động, trau dồi hiểu biết để trở thành cô gái hiện đại "có tài có sắc".

Cô gái này luôn ý thức được nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là học tập. Nữ sinh biết cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa việc học và các sở thích cá nhân. Nhờ đó, năm học 2021-2022, Ngân đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp khoa và để lại ấn tượng tại một cuộc thi sắc đẹp ở trường.

"Chẳng có lý do gì để mình sống dựa trên tiêu chuẩn của người khác" là quan điểm sống của nữ sinh trường Hutech. Ngân cảm thấy hạnh phúc khi được theo đuổi ngành học yêu thích, sống đúng với những gì bản thân mong muốn.

Ngoài thời gian dành cho việc học, cô gái Phú Yên cũng thử sức với vai trò người mẫu ảnh, quảng cáo. Công việc này mang đến cho cô nguồn thu nhập ổn định để tự trang trải chi phí sinh hoạt. Đồng thời, Ngân có cơ hội rèn luyện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ xã hội.

Bích Ngân đề cao nét đẹp tự nhiên vì cô cho rằng, sự cuốn hút không chỉ đến từ vẻ ngoài mà hơn hết là hiểu biết, vốn sống và cách ứng xử trước các tình huống thực tế.

Đối với cô gái này, việc nhận được sự quan tâm của nhiều người trên mạng xã hội không được xem là "mối phiền". Ngân thích thú khi có thêm bạn bè đến từ khắp mọi nơi. Hơn nữa, việc sở hữu lượt tương tác ổn cũng giúp Ngân xây dựng hình ảnh cá nhân tốt lên.

Theo đuổi phong cách thời trang kín đáo, giản dị, thiếu nữ 20 tuổi lý giải: "Em muốn mọi người nhớ đến mình vì những khoảnh khắc và câu chuyện mình lan tỏa chứ không phải là nét đẹp hình thể".

Không cần ăn mặc lộng lẫy hay trang điểm cầu kỳ, Bích Ngân vẫn đẹp cuốn hút.
Bình luận (26)
Nếu họ đi du học bằng tiền ngân sách mà không về mới là đáng trách .Nhưng họ đi du học bằng tiền cá nhân hoặc vay mượn thậm chí bán cả nhà để cho con cái đi du học , đấy là họ đầu tư cho tương lai con cái họ thì bạn có quyền gì nói họ ích kỷ .Đầu tư cho con cái đi du học cũng vài tỉ ..Về nước liệu có tìm được việc làm theo đúng chuyên môn , mức lương thế nào . Đóng góp cho đất nước đâu cứ phải trở về ?
Kinh te thi truong mo cua roi, dieu do the hien moi truong cua ta kem canh tranh de ruoc nhan tai ve lam viec o chinh que huong cua ho.
Về nước bị đì cho sướng hả trời!!!
Mỗi người đều có năng lực riêng, thế mạnh riêng. Mỗi môi trường, mỗi đất nước cũng có đặc thù riêng. Có người về nước thì thành công, nhưng rất nhiều người thì không. Những bạn trẻ đi du học tự túc có thể ở nước sở tại họ là nhân tài, khi về nước là kẻ vô dụng tốn cơm nuôi. Đơn giản vì các bạn không ở đúng chỗ của họ. Nếu con chuồn chuồn không ngoi lên khỏi mặt nước, không vỗ đôi cánh bay đi thì nó chỉ sớm kết thúc cuộc đời một cách vô ích mà thôi. Về hay ở nên để tự mỗi người quyết định, chỉ có họ mới biết được ở đâu là phù hợp. Dù họ không gửi một đồng kiều hối về nước, chỉ cần họ thành công đã là sự đóng góp cho đất nước. Không phải báo chí vẫn thường xuyên cập nhật về những người gốc Việt thành công trên thế giới hay sao. Hãy bỏ cách suy nghĩ ích kỷ nông cạn như của tác giả đi. Nên suy nghĩ bản thân mình có thể đóng góp gì cho dân tộc thay vì đòi hỏi người khác phải làm theo suy nghĩ hẹp hòi của mình.
Tại sao chúng ta lại suy nghĩ hạn hẹp, tại sao phải trở về mới là không ích kỷ. Thế giới phẳng rồi, nơi nào các con sống tốt được, phát triển bản thân được nơi đấy là quê hương. Các con đóng góp cho nhân loại nói chung cũng là đóng góp. Tại sao cứ phải chen chúc nhau trong hình chữ S chật hẹp này mới là không ích kỷ. Bố mẹ thì cũng tự lo cho bản thân đi đừng là gánh nặng cho bất kỳ ai cả.
Đây cũng là một điều mà những lãnh đạo đất nước phải suy nghĩ vì tiên trách kỷ hậu trách nhân đó là hệ quả của công tác giáo dục đào tạo ở trong nước còn rất nhiều điều bất câpj chúng ta cũng đừng vội trách lớp trẻ không yêu nước ích kỷ cá nhân.
Du học sinh tự túc so với học lực của thí sinh giải lên đỉnh Olympia thì thua xa nhiều lắm. Ây vậy 99% thí sinh Olympia không về nước thì đất nước ta vẫn phát triển như vũ bão thành con rồng đông nam á đó thôi. Đất nước phát triển không nhờ vào những du học sinh hay thí sinh Olympia này nên họ có về hay không về thì cũng như nhau nên không có gì gọi là ích kỷ cả. Về bản chất họ không khác gì những người đi làm thuộc diện XKLĐ chỉ khác là cái tên gọi nó danh giá và nghe sang hơn thôi. Tổng bí thư Tô Lâm đã nói khi trả lời phỏng vấn ở Mỹ rồi, không cần phải về...ở đâu cũng được, miễn là phát triển cống hiến.
Qua can 10kg thi khong the lap vao cai can 5kg, nguoc lai thi duoc.
Thí sinh Olympia cũng chỉ là máy học ở thời điểm còn ngồi trên lớp, trên giảng đường; kỹ năng và khả năng học tốt không đồng nghĩa với năng lực làm việc tốt và khả năng đóng góp cao hơn ở giai đoạn đi làm. Các tài năng người Việt thành công ở nước ngoài có mấy ai bước ra từ Olympia hả bạn? Cá nhân mình thấy đa số thí sinh Olympia đều có tỷ lệ cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi du học và hòa nhập với môi trường ở nước bạn, do các em chỉ chăm chăm học nhồi lý thuyết, luyện tủ, giải đề... Điểm yếu cần cải thiện nhiều nhất là khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy, cách thức làm việc đội nhóm...
Xin lỗi vì bình luận hơi lạc đề. Một góc nhìn chủ quan hạn hẹp của cá nhân mình.