• Zalo

Những sát thủ côn trùng sở hữu kịch độc 'chết người'

Kinh tếThứ Năm, 19/03/2015 11:35:00 +07:00Google News

Theo nhà côn trùng học người Mỹ, Justin Schmidt 10 loài côn trùng dưới đây có nọc cực độc nhưng ít người biết đến.

(VTC News) - Côn trùng thường sử dụng nọc độc như một bản năng sinh tồn khi chúng gặp bất kì mối đe dọa nào, dù là nhỏ nhất. Theo nhà côn trùng học người Mỹ, Justin Schmidt 10 loài côn trùng dưới đây có nọc cực độc nhưng ít người biết đến.

1.Kiến Bullet – Chỉ số nọc độc 4.0+

côn trùng
Kiến Bullet thuộc họ parponera clavata, là loài kiến có nọc độc nhất trong các loài côn trùng. Khi bị đốt, nọc độc của chúng khiến bạn đau đớn giống như bị một viên đạn bắn và cơn đau có thể kéo dài hơn 24h. Chính vì vậy, Schmidlt đánh giá chỉ số nọc độc của chúng lên tới  trên 4.0+

2. Ong nhện Tarantula – chỉ số nọc độc 4.0

côn trùng
 Phần thân của loài ong nhện Taratula có màu xanh đen , cánh có màu sặc sỡ, chân dài và móng vuốt nhọn. Ong nhện Taratula có thể quật ngã đối phương nhờ nọc độc khi bị châm vào cơ thể sẽ có cảm giác như bị sốc điện và đau đớn. Chính vì vậy, nọc của chúng được đánh giá ở mức 4.0.

3. Ong bắp cày giấy – Chỉ số nọc độc 3.0

côn trùng
Ong bắp cày giấy hay còn gọi là ong bắp cày ô có tên khoa học là Polistes, gồm ít nhất khoảng 200 loại khác nhau. Những con ong bắp cày này có thân màu nâu sẫm, cánh màu vàng đen.  Người ta gọi chúng là ong bắp cày giấy bởi chúng xây tổ bằng cách sử dụng nước bọt để biến các nguyên liệu kiếm được thành một dạng khác giống như giấy và xây tổ giống như một chiếc ô. Schmidt miêu tả nọc của loài ong này ở mức 3.0.

4. Kiến đỏ - Mức độ nọc độc 3.0

côn trùng
Ngoài màu đỏ khác biệt so với các loại kiến khác, kiến đỏ có đầu vuông, phần thân dài và không có xương sống. Khi bị loài kiến này đốt, bạn sẽ có cảm giác giống như đang bị khoan vào cơ thể, vì thể Schmidt đánh giá chỉ số nọc độc của chúng là 3.0.

Video: Phát hiện côn trùng khổng lồ như quái vật dưới nước

Nguồn: Clip.vn


5. Ong mật – Mức độ nọc độc 2.0

côn trùng
Ong mật là loài côn trùng phổ biến được con người nuôi để thụ phấn và lấy mật. Loài vật này chỉ tấn công khi tổ của chúng gặp nguy hiểm, bởi vì mỗi con chỉ có một ngòi nọc, sau khi tấn công kẻ thù, chúng đã phải để lại một phần hệ tiêu hóa, hệ cơ và các dây thần kinh. Chỉ số nọc độc của loài côn trùng này là 2.0.

6. Ong bắp cày vàng – mức độ nọc độc 2.0

côn trùng
Điểm khác biệt giữa loài ong và ong bắp cày vàng là  ở chỗ  loài ong bắp cày vàng có thân hình mỏng và lớp vỏ ngoài màu vàng đặc trưng. Schimdt miêu tả khi bị loài côn trùng này đốt bạn sẽ có cảm giác rất nóng và rát  giống  như để một điếu thuốc vào đầu lưỡi. Chỉ số nọc độc của loài ong bắp cày được đánh giá ở mức 2.0.

7. Ong bắp cày “hói” – Mức độ nọc độc 2.0

côn trùng
Ong bắp cày “hói” thuộc loại côn trùng lớn có màu trắng hoặc kem ở vùng bụng và phía trước đầu. Không giống một số loài ong hay ong bắp cày khác, ong bắp cày “hói” có thể sử dụng nọc độc liên tiếp khi tấn công kẻ thù. Nọc độc của loài côn trùng này có thể khiến cơ thể bị sưng tấy trong vòng 24h nên nọc độc của nó được Schimdt xếp ở mức độ 2.0.

8. Kiến Acacia Bullhorn – Mức độ nọc độc 1.8

côn trùng
Loài vật này có tên khoa học là pseudomyrmex ferruginea, chúng có mối quan hệ cộng sinh với cây keo họ bullorn nên thường được gọi là Kiến Acacia Bullhorn. Loài kiến này giống như một loại ong bắp cày vì mắt chúng rất to và phần thân màu nâu cam. Theo Schimdt, nọc của chúng được xếp ở mức 1.8 vì khi đốt, nọc của chúng xuyên thẳng vào cơ thể giống như bạn bị ai đó bẳn thẳng vào má.

9. Kiến lửa – Mức độ nọc độc 1.2

côn trùng
Kiến lửa tên khoa học solenopsis invicta, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, phần thân có mùa nâu đồng, phần bụng có màu sẫm hơn. Mặc dù có kích thước rất nhỏ nhưng rất hiếu chiến, đặc biệt khi bảo vệ tổ của chúng. Ngòi của  chúng rất nhọn và nọc độc được xếp ở mức 1.2 theo bảng đánh giá của Schimdt.

10. Ong “mồ hôi” – chỉ số nọc độc 1.0

côn trùng
Loài vật này có tên là Ong “mồ hôi” bởi chúng bị thu hút bởi lượng muối trong mồ hôi trên cơ thể người. Chúng là dòng ong cỡ trung, có màu đen, màu kim loại, vàng đồng thậm chí là màu xanh tươi. Loài này thường đốt qua lông mu trên bàn tay, ban đầu nọc của chúng xuyên vào cơ thể rất nhẹ nhàng và ngọt, sau đó bạn sẽ cảm giác nhói như bị châm một đốm lửa nhỏ. Theo bảng xếp hạng của Schmidt, nọc của loài ong này được đánh giá ở mức 1.0.

Minh Hiếu
Bình luận
vtcnews.vn